Hơn một năm qua, khẩu hiệu "Đã uống rượu bia, không lái xe" đi dần vào nhận thức của người dân. Trên mỗi bàn nhậu, cuộc vui, mọi người nhắc nhau nhiều hơn về ý thức không uống rượu bia khi đã cầm lái. Có thể thấy hơn 1 năm, từ khi thực hiện luật phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính, những vi phạm lái xe sau khi uống rượu bia đã giảm khá nhiều.
Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc. Sáng nay, ngày mùng 3 Tết Tân Sửu tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hà Nội nhiều người đã đến đây thắp hương, xin chữ đầu năm cầu may mắn, an lành… Khác với mọi năm, do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp, nên những người xin chữ đều có ý thức chấp hành quy định 5K của các cơ quan chức năng và đều được đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn… Ghi nhận của nhóm PV Nguyễn Hằng, Gia Linh.
Hiếm có nơi nào mà trên cùng một dòng sông lại tồn tại hai ngôi miếu linh thiêng đối diện nhau với bề dày và chiều sâu lịch sử như Miếu Ông – Miếu Bà thuộc huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Di tích Miếu Ông - Miếu Bà là minh chứng cho quá trình chinh phục tự nhiên, khai phá vùng đất biên giới phía bắc Tổ quốc, cũng như công cuộc chống giặc ngoại xâm gìn giữ non sông, bờ cõi của cha ông ta. Không chỉ là địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc anh em huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, đây còn là điểm đến của du khách thập phương dịp lễ hội, Tết đến, xuân về. Mai Linh – PV Đài TVNN thường trú khu vực Đông Bắc có bài viết giới thiệu về di tích lịch sử cấp quốc gia này. Mời quí vị và các bạn cùng nghe:
Hôm nay, 23 tháng Chạp, là ngày các gia đình Việt Nam làm lễ tiễn ông Công - ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục lệ có từ thời điểm nào, nhưng nét văn hóa đặc sắc này đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Vậy có gì đáng lưu ý để chúng ta bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay? Những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường? Các vị khách mời cùng bàn luận, thông tin chi tiết nội dung này là Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban văn hóa phật giáo, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và TS Tâm lý giáo dục Trần Thành Nam!
- Văn hóa tín ngưỡng dịp Tết: Có thay đổi - có nên thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường?- Quà Tết nhà nội, quà tết nhà ngoại sao cho hợp lý.- Trò chuyện với Nghệ sỹ nhân dân Triệu Thủy Tiên-người giữ và truyền lửa then xứ Lạng.- Làm quen với cụ bà 79 tuổi người Nga đam mê trượt băng cùng thông điệp yêu cuộc sống.- Xây nhà sinh thái bằng công nghệ in 3D của kỹ sư Italia.
Hôm nay, 23 tháng Chạp, là ngày các gia đình Việt Nam làm lễ tiễn ông Công - ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục lệ có từ thời điểm nào, nhưng nét văn hóa đặc sắc này đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Vậy có gì đáng lưu ý để chúng ta bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay? Những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường? Biên tập viên Thu Trang cùng bàn luận vấn đề này với Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban văn hóa phật giáo, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Văn hóa tín ngưỡng dịp Tết: Có thay đổi - có nên thay đổi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường?- Đảng viên cao tuổi nỗ lực giữ trọn lời thề trước dân, trước Đảng.- Người dân Trung Quốc sắm Tết qua mạng.
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Hội nghị Hiệp thương lần thứ Nhất giới thiệu người ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá 15, nhiệm kỳ 2021-2026.- Bộ Y tế tăng cường hỗ trợ tỉnh Gia Lai truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh Covid-19.- Các địa phương cũng tăng cường biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu công dân từ khu vực có dịch về địa phương phải đến trạm y tế để kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế trước khi trở về nhà.- Tết ông Công, ông Táo - 23 tháng Chạp, người dân thực hành nghi lễ đúng mực, góp phần trao truyền nét đẹp văn hóa truyền thống trong những ngày đất nước có dịch dã.- Mỹ chính thức gia hạn thêm 5 năm đối với Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới với Nga. Đây được xem là phương tiện để duy trì các giới hạn có thể xác minh được đối với kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.- Nhật Bản thông qua các dự luật quy định hình phạt đối với các tổ chức và cá nhân không tuân thủ biện pháp phòng chống dịch.- Singapore trở thành quốc gia châu Á đầu tiên cấp phép sử dụng vắc xin do hãng dược phẩm của Mỹ điều chế.
Nét văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu ở Quảng Nam. Tạp chí âm nhạc quốc tế
Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào hôm qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Báo cáo nhấn mạnh: Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Vậy, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới như thế nào?
Đang phát
Live