- Văn hóa xin lỗi.- Tạp chí âm nhạc quốc tế: Album mới của Lady Gaga với nhiều sắc mầu âm nhạc đa dạng và đầy cá tính.- Chùa sắc tứ Khải Đoan ở Đắc Lắc – đại ngàn Tây Nguyên: cảm nhận một không khí thanh bình và chiêm ngưỡng công trình văn hóa, tôn giáo với lối kiến trúc cổ kính và mang đậm nghệ thuật.- Tủ sách Những truyện hay viết cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng.
Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới. Ở Người, có sự hội tụ, kết hợp và phát huy đến mức cao nhất, hoàn mỹ nhất tinh hoa văn hóa dân tộc và thời đại, phương Đông và phương Tây, cổ và kim, trí dũng và nhân văn, vĩ đại và giản dị, khiêm nhường. Người là nguồn cảm hứng bất tận cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người cũng là nguồn cảm hứng chưa bao giờ ngưng nghỉ của các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các nghệ sỹ ở nhiều loại hình báo chí và nghệ thuật khác nhau. Đây cũng là những cảm xúc và suy nghĩ của PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, trong bài viết nhan đề: HỒ CHÍ MINH - NGUỒN CẢM HỨNG BẤT TẬN VỀ CÁCH MẠNG VÀ VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI.
BTV Tuấn Tú trao đổi về chủ đề Văn hóa bảo vệ môi trường của các tài xế và Đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về trừ điểm bằng lái, giao lưu với bác tài Nguyễn Văn Thanh, lái xe khách ở thành phố Hồ Chí Minh.
Người đồng bào Châu Mạ tại xã Tài Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bao đời nay đều gắn bó với núi rừng đại ngàn, gắn bó với quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo tục lệ hàng năm, người Châu Mạ đều tổ chức nhiều lễ cúng trang trọng để tạ ơn và cầu mong các vị thần, tiếng đồng bào là Yàng sẽ luôn che chở, bảo vệ nhằm mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân làng. Cùng với lễ tạ ơn Yàng thì nhà dài, chồng chiêng và các nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan gùi, nghề rèn là những nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của đồng bào. Trong đó, Nhà dài được xem là sản phẩm tiêu biểu của công xã thị tộc trong cộng đồng người Mạ xưa kia nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai, thú giữ để bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng. Trải qua thời gian, những nét văn hóa xưa dần mai một. Xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, muông thú bị săn bắn tràn lan, nghề truyền thống thất truyền, ông K’Hoài, tại thôn 4 xã Tài Lài quyết tâm tìm ra con đường để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Đó chính là phát triển du lịch cộng đồng, dần hình thành các hợp tác xã du lịch. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Phương Chi và ông K’Hoài.
- Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch.- Nước Anh phục hồi kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng xanh hơn.- Nhóm thanh niên Pháp học cách may khẩu trang để phân phát miễn phí cho người dân địa phương.- Giới thiệu cuốn sách “Đi tìm lẽ sống” của tác giả Viktor Frankl.- Người dân tộc Châu Mạ với tâm huyết bảo tồn văn hóa truyền thống.
Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày: phở sáng, phở trưa, phở chiều, phở tối, phở đêm, chỉ cần đói bụng là có thể ăn. Trong những ngày dịch Covid-19, cả nước thực hiện giãn cách xã hội, món phở cũng làm cho nhiều người thèm thuồng, mong nhớ không thôi. Phở là món ăn truyền thống của người Việt Nam và là một trong những món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt đã được cả thế giới biết đến. Cùng trò chuyện với vị khách mời rất mê ẩm thực và yêu phở. Đó là chị Vĩnh Quyên, Phó Giám đốc Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
- Có một nền văn hóa mang tên Phở.- Trẻ em thế giới “vẽ tranh qua cửa sổ” gửi thông điệp chống dịch Covid-19.- Du lịch bằng công nghệ ảo để khám phá Hoàng thành Thăng Long.
- Hỗ trợ việc làm hậu Covid: Chương trình thể hiện nét đẹp văn hóa doanh nhân-doanh nghiệp.- Triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ: Các địa phương cần nhanh chóng hỗ trợ nhóm lao động tự do càng sớm càng tốt.
- “Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên.- Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất.- Cụ ông 73 tuổi tập thể thao gây quỹ ủng hộ chính phủ Anh chống dịch Covid-19.- Sân khấu nghệ thuật truyền thống trong nỗ lực tiếp cận khán giả trên không gian số.- Chương trình “Ai cần cứ đến lấy - Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19” tại Hà Nội.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường với những tin tức cập nhật cả ở trong nước và quốc tế. Những điểm bùng phát dịch mới, những người đã chiến đấu suốt vài tháng qua, những con số làm chúng ta thấy kiệt sức và lo sợ. Ở những điểm nóng về dịch bệnh, chúng ta vẫn đang trong những ngày cách ly xã hội. Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, xuất bản phải hủy, hoãn, hoặc đóng cửa. Phố sách Hà Nội đóng cửa, hàng loạt hội sách Mùa Xuân do các đơn vị phát hành, nhà xuất bản, các nhà sách tổ chức cũng phải hủy, hoãn… Tuy nhiên, một điểm sáng của ngành in và xuất bản thời gian này là số lượng sách bán qua hình thức online và sách điện tử đã tăng mạnh. Nhìn ở góc độ tích cực sẽ thấy việc trường học, công sở, nhà hàng, quán ăn... đóng cửa và công dân thực hiện việc hạn chế đi lại, tiếp xúc để phòng tránh dịch Covid-19 lại chính là “cơ hội vàng” cho văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, đoàn thể. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta sống “chậm” bằng nhiều cách, trong đó có việc tĩnh tâm, tập trung đọc sách vừa để thu nạp thêm kiến thức, đồng thời cũng là cách mà nhiều người lựa chọn để nạp thêm năng lượng tích cực, bình tĩnh đi qua những tháng ngày gian khó... Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, trao đổi với dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu và hỗ trợ phát triển phong trào văn hóa đọc tại Việt Nam.
Đang phát
Live