
“Moscow năm 2030- Vùng đất của tương lai" là diễn đàn - lễ hội giới thiệu với người dân Moscow và du khách những thành tựu nổi bật nhất trong mọi lĩnh vực của Thủ đô Moscow. Kéo dài liên tục hơn 1 tháng, từ ngày 1/8 đến ngày 8/9 tại hơn 30 địa điểm, Diễn đàn - Lễ hội là bức tranh về một Moscow mới mẻ và hiện đại vào năm 2030.
Những ngày này, tập thể cán bộ, giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng năm học mới 2024-2025. Cùng với việc nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, trường THPT Lang Biang cũng đã chỉnh trang trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018. Năm học mới trường có 14 lớp với hơn 600 học sinh, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần một nửa. Cùng với đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học, nhà trường cũng chú trọng nâng cấp khu nội trú, đảm bảo chỗ ăn, ở cho các học sinh người dân tộc thiểu số.
Họa sĩ Lê Tiến Vượng, nguyên là Trưởng Ban Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong. Ngoài đam mê hội họa, làm báo, làm thơ, anh vẫn luôn dành sự quan tâm đến những thân phận nghèo khó nơi vùng sâu, vùng xa. Hơn 10 năm qua, anh cùng hội viên Câu lạc bộ Trái tim hồng đã vượt qua hàng nghìn ki-lô-mét đến những bản làng xa xôi, hẻo lánh còn nhiều khó khăn thuộc các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc với khao khát cháy bỏng “xây trường, dựng ước mơ” cho những mầm non tương lai của những nơi nghèo khó nhất. Những con đường ngoằn ngoèo khó đi, những con đường bùn lầy, trơn trượt trong mưa lũ hay những cung đường đèo dốc ngoằn ngoèo, khúc khuỷu... càng thôi thúc Câu lạc bộ Trái tim hồng thực hiện bằng được những ngôi trường mơ ước cho học sinh nghèo, xây dựng một thế hệ trẻ được gieo mầm tri thức
Tỉ lệ hộ nghèo ở Bình Định vẫn cao hơn bình quân chung của cả nước. Các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, tỉnh Bình Định điều kiện kinh tế, đời sống người dân còn khó khăn nên công tác giảm nghèo cần phải quyết liệt hơn nữa. Hiện nay, ngành Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Bình Định đang phối hợp với các địa phương giải quyết các chiều thiếu hụt, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Đến nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 11.223 mô hình, 1.488 điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Trong năm 2024, Bà Rịa Vũng Tàu có 9 mô hình “Dân vận khéo” được khen thưởng và chọn điển hình nhân rộng trong toàn địa bàn. Dân vận khéo đã giúp dân tin hơn vào chính quyền và giúp chính quyền gần dân hơn.
Sau 2 lần UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức chiến dịch giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đến nay tiến độ thực hiện vẫn chưa đạt kỳ vọng. Đáng nói, địa bàn TP Biên Hòa gặp vướng mắc rất nhiều liên quan đến xử lý nhà đất các hộ dân trong ranh dự án.
Là một Tập đoàn kinh tế hoạt động đa ngành, trong các lĩnh vực than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất cơ khí và kinh doanh dịch vụ khác, song Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất chính, mang tính cốt lõi là than, khoáng sản, điện, vật liệu nổ công nghiệp, khẳng định vai trò là một trong 3 trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong các lĩnh vực hoạt động của TKV, sản xuất than luôn là lĩnh vực có tỷ trọng lợi nhuận cao nhất.
Thưa quý vị và các bạn! Họa sĩ Lê Tiến Vượng, nguyên là Trưởng Ban Biên tập báo Thiếu niên Tiền phong. Ngoài đam mê hội họa, làm báo, làm thơ, bộn bề công việc, anh vẫn luôn dành sự quan tâm đến những thân phận nghèo khó nơi vùng sâu, vùng xa, chăm lo hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Trái tim hồng. Đã nhiều năm nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng miệt mài cùng Ban Chủ nhiệm CLB do anh là đầu tàu dẫn dắt cứ lặng lẽ gom góp yêu thương, sẻ chia khó khăn khắp các bản, làng xa xôi. Hành trình 10 năm làm thiện nguyện, đến nay, họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng câu lạc bộ vận động xây dựng được 23 điểm trường, khang trang cho trẻ em các dân tộc vùng cao phía Bắc, góp phần giúp đỡ các em trong hành trình tìm con chữ bớt gian nan. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu tới quý vị và các bạn về hành trình xây trường, dựng ước mơ của họa sĩ Lê Tiến Vượng cùng những người bạn trong Câu lạc bộ Trái tim hồng.
Phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống: Hướng đi bền vững của Thủ đô - Sơn La: Tín dụng chính sách giúp mở rộng việc làm
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Đang phát
Live