
Từ ngày 1/7/2024, tất cả cảng cá trên cả nước phải áp dụng phần mềm eCDT để kiểm soát tàu ra, vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác. Ứng dụng này giúp minh bạch việc truy xuất nguồn gốc thuỷ hải sản, góp phần làm tốt công tác chống khai thác bất hợp pháp IUU. Đến nay, các cảng cá ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang tiếp tục hướng dẫn ngư dân sử dụng phần mềm phần mềm eCDT.
Cùng với các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, việc kịp thời sơ cứu, chăm sóc sức khoẻ và phòng dịch bệnh cho nhân dân vùng rốn lũ đang được tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.
- Phóng sự: Kiên Giang: người dân vùng biên Phú Mỹ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc. - Việt Nam-Lào và đường biên giới chung của hợp tác, hữu nghị.
Vùng đặc biệt cần có cơ chế đặc biệt là nội dung được nêu ra tại buổi làm việc của tiểu ban Kinh tế Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với các tỉnh vùng Tây Nguyên do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì diễn ra sáng 2/8 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Hoàn lưu bão số 2 và đợt mưa lớn đang diễn ra khiến nhiều tuyến đường ở tỉnh miền núi Sơn La bị ảnh hưởng nặng nề. Các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã, bản đang nỗ lực khắc phục theo phương châm “4 tại chỗ”, nhằm đảm bảo giao thông thông suốt.
Chiều nay (31/7), tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tạp chí Hải quan phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổ chức tọa đàm “Hải quan và doanh nghiệp đồng hành thúc đẩy dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu qua cụm cảng Cái Mép- Thị Vải. Tọa đàm với sự tham dự của lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và 200 doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, hãng tàu, doanh nghiệp logistics, khu công nghiệp.
Đồng bào dân tộc Thái, Mông ở Sơn La với tập quán sinh sống ven suối và trên các sườn đồi núi dốc, mỗi mùa mưa thường đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất. Thưc tế trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, trên địa bàn có 12 người chết và mất tích, chủ yếu đều do sạt lở đất và lũ cuốn trôi. Chính vì vậy, để giảm thiểu các thiệt hại do mưa lũ gây ra, khi trên địa bàn đang có đợt mưa lớn, các địa phương đã, đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chú ý đề phòng với lũ quét và sạt lở đất.
Doanh nghiệp dệt may, da giày hướng tới sản xuất xanh, phát triển bền vững.- Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển.- Quảng Nam thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Mưa liên tục trong nhiều ngày qua đã khiến một số khu vực trũng thấp tại các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội bị ngập sâu. Tại một số thôn xóm đã có hàng trăm hộ dân bị cô lập phải di chuyển bằng xuồng, nhiều diện tích lúa hè thu mới gieo cấy, hoa màu, thủy sản bị mất trắng do mưa lũ. Chính quyền các địa phương đã khẩn trương thực hiện các hoạt động hỗ trợ người dân di dời tài sản, tiếp tế nhu yếu phẩm, nước đóng chai để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Nhằm chia sẻ, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng do cơn bão số 2, trong những ngày qua, các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm đã có nhiều hoạt động hỗ trợ luwong thực, thực phẩm, đồ dùng cho bà con vùng lũ Sơn La.
Đang phát
Live