
- Biến thể mới Sars Cov 2 – Kịch bản nào để Việt Nam ứng phó?”- Sau chỉnh sửa, công trình Panorrama Hà Giang “bề thế” hơn - trách nhiệm thuộc về ai?- Nhìn lại 10 năm “làn sóng Mùa Xuân A- rập” và tương lai khu vực.- Năm 2020-Thị trường chứng khoán Việt Nam vượt COVID-19 một cách ngoạn mục.- Tăng trưởng GDP 2,91% - Việt Nam tăng trưởng kinh tế Top đầu thế giới năm 2020.- Vùng Tây Nam siết chặt tuyến biên giới phòng chống dịch Covid-19.- Hàn Quốc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI vào sản xuất nông nghiệp.
Cuối tháng 1 tới, chương trình Tết sẻ chia, tết của yêu thương do Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam phối hợp với Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai, Câu lạc bộ sự kiện trường Đại học quốc tế RMIT tổ chức sẽ diễn ra với rất nhiều hoạt động thiện nguyện. Điểm nhấn của chương trình này là lễ hội gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để gửi tặng trẻ em của các huyện miền núi, biên giới khó khăn của tỉnh Quảng Bình, nơi vừa gánh chịu hậu quả nặng nề của trận mưa lũ lịch sử vừa qua. Và chuyện đêm hôm nay, chúng ta sẽ cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Nguyễn Phúc Đại, chủ nhiệm Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam và bạn Trần Duy Hải Long, Chủ tịch Câu lạc bộ sự kiện trường Đại học quốc tế Rmit về chương trình ý nghĩa này.
Nâng cao năng suất lao động chính là nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nội dung này đã được nêu trong Nghị quyết 24 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết 05 của Hội nghị trung ương 4 khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại 5 năm qua với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cả nước, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình. Quy mô, tiềm lực nền kinh tế được tăng cường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thu nhập, đời sống người dân được nâng lên. Đáng chú ý là tốc độ tăng năng suất lao động nước ta đã cao hơn các nước ASEAN-6, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Trong đó, nâng cao tay nghề, cải thiện năng suất lao động chính là yếu tố quan trọng nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế đưa đất nước phát triển bền vững. Chuyên mục Vì một Việt nam hùng cường” hôm nay phóng viên Bích Ngọc đề cập vấn đề này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Công tác phòng chống tham nhũng: Không có vùng cấm và không có ngoại lệ.- Xây dựng cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng.- Phát huy tốt vai trò nêu gương của cán bộ đảng viên, sự giám sát tham gia của quần chúng Nhân dân trong phòng chống tham nhũng.
- Vượt khó khăn – Xuất khẩu nông sản phấn đấu đạt tăng trưởng cao - Để thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trong dịp Tết - Bắc Giang: Quyết liệt phòng chống cháy rừng mùa khô - Phát triển nông nghiệp bền vững – câu chuyện của liên kết - Doanh nghiệp cần gì khi đầu tư vào nông nghiệp.
Thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại (giai đoạn 2017-2021) đã được Thủ tướng phê duyệt, mô hình vùng an toàn dịch bệnh đã và đang được xúc tiến triển khai thực hiện. Để có được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh dại, cần phải đáp ứng những yêu cầu gì, và mô hình này mang lại những lợi ích gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của vị khách mời: ông Nguyễn Văn Long - Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT.
Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
- Gs.Ts bác sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức: Người đưa kỹ thuật nội soi Việt Nam sánh ngang tầm thế giới!- Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?
- 17 văn kiện hợp tác quan trọng giữa Việt Nam và Lào đã chính thức được ký kết khẳng đinh mối quan hệ hợp tác hiệu quả thực chất trong thời gian tới.- Ngày10/12, sản phẩm vaccine COVID-19 đầu tiên do Việt Nam sản xuất được phép thử nghiệm trên người.- Bộ Công an phát hiện một phần mềm gián điệp nhằm lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android.- Hội nghị Thượng đỉnh vùng Vịnh hướng đến giải quyết khủng hoảng kéo dài 3 năm qua giữa Cata và 4 nước gồm Ả- rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ba-ranh và Ai Cập.- Chính phủ Afghanistan và Ta-li-ban bắt đầu vòng đàm phán hòa bình mới.
Trong những năm gần đây, với sự đồng sức đồng lòng của các bộ, ngành, bức tranh thương mại của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã có nhiều khởi sắc, về mức tăng trưởng hàng năm, về giá trị tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy phát triển sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản tiềm năng, đặc biệt là sản phẩm lợi thế của từng địa phương. Tại nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả việc hỗ trợ người dân tạo ra sản phẩm giá trị cao, đồng thời kết nối và thu hút các thương nhân đến trao đổi, ký hợp đồng tiêu thụ đã tạo thêm thu nhập cho người dân nơi đây. Cũng chính từ nơi này, các mặt hàng Việt nam được đưa đến nhiều địa phương khác trong cả nước và xuất khẩu. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Giải pháp kích cầu thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo".- Khách mời tham dự Diễn đàn là ông Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và ông Phạm Tất Thắng- nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương.