Năm 2020, năm đầu tiên của một thập niên mới, chuẩn bị khép lại với những gam màu sáng tối đan xen. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế - xã hội được tích lũy hàng thập kỷ. Những biến động lớn trải dài từ châu Á-Thái Bình Dương tới châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ, trong đủ mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế-xã hội cũng đã góp phần biến năm 2020 trở thành một năm không thể nào quên trong những trang sử thế giới sau này. Và trong những ngày cuối cùng của năm 2020, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một thế giới đầy biến động về chính trị, về kinh tế, về xã hội trong năm 2020 với những dự báo cho năm 2021. Và đây sẽ là nội dung của cuộc tọa đàm này. Xin giới thiệu vị khách mời cùng tham gia chương trình với chúng ta, đó là Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ tưởng Bộ Ngoại giao.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2016-2020.- Kiểm tra liên hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và cảnh sát biển Trung Quốc thành công tốt đẹp.- Trong khi các tỉnh miền Trung trải qua khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh và bão lũ, Bình Đình nổi lên là một điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng dương, cao nhất trong khu vực.- Số người mắc Covid 19 đã gần chạm mốc 80 triệu người khiến nhiều quốc gia cấm tổ chức các sự kiện dịp Giáng sinh.- Trong khi đó, có thêm một biến thể mới của virus Sars-CoV-2 từ Nam Phi, dễ lây truyền và đột biến cao hơn so với biến thể mới được phát hiện ở Anh.- Tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia hàng đầu Trung Quốc - Alibaba chính thức bị điều tra, liên quan đến các hành vi độc quyền.- 10 sự kiện và vấn đề trong nước nổi bật năm 2020 do Đài TNVN bình chọn.
Không thể hóa giải bất đồng, chính phủ chia rẽ tại Israel đã sụp đổ sau khi quá thời hạn chót mà các bên không thể thông qua được gói dự thảo ngân sách. Bởi theo quy định, nếu dự thảo ngân sách không được thông qua, Israel sẽ phải tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 3 năm tới. Quốc hội Israel cũng đã giải tán để mở đường cho cuộc bầu cử tiếp theo. Với diễn biến mới nhất, cuộc khủng hoảng chính trị tại Israel tiếp tục kéo dài khi phải tổ chức tới 4 cuộc bầu cử chỉ trong vòng 2 năm. Phóng viên Ngọc Thạch Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích cụ thể về cuộc khủng hoảng chính trị tại Israel hiện nay.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021.- Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 - sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số khai mạc sáng nay và chuyển đi thông điệp "Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng".- Tại hội nghị trực tuyến tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại về sự biến chủng của virus SARS CoV2 đã được ghi nhận tại Anh và đề nghị không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.- Quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng liên quan đến lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc cảnh báo sẽ có đòn đáp trả đối với doanh nghiệp công nghệ Mỹ.- Pháp mở cửa biên giới trở lại với Anh, sau gần 2 ngày đóng cửa biên giới để kiểm soát chủng mới của virus SARS CoV2 gây dịch Covid-19.
Hội nghị Trung ương 14, khóa XII của Đảng đã bế mạc, hoàn thành việc tiếp thu ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp, của Quốc hội, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các Dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; dự thảo quy chế bầu cử; quy chế làm việc tại Đại hội XIII của Đảng; nghiêm khắc thi hành kỷ luật đảng viên và hoàn thành một số nội dung, công việc quan trọng khác. Kết quả của Hội nghị này thêm lần nữa mang đến cho toàn Đảng, toàn dân sự vững tin cao hơn về chặng đường kế tiếp của sự nghiệp cách mạng.
- "Lữ đoàn thép” 162 – làm chủ những con tàu hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. - Cảnh sát biển là điểm tựa giúp ngư dân vươn khơi xa -Làm gì để hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân đạt hiệu quả cao
- Xét tuyển ĐH 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?- Cuốn sách Đi tìm lẽ sống.- Khát vọng đưa Trà Việt vươn tầm thế giới.
Sóng gió thi cử năm 2018 đã cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức đánh giá kết quả giáo dục độc lập với các trường và các địa phương, một việc thường do các trung tâm khảo thí độc lập thực hiện ở các nước. Đã có rất nhiều ý kiến về việc cần có những trung tâm như thế để tổ chức đánh giá năng lực/kết quả đào tạo của thí sinh nhiều lần trong năm. Các trường có thể tham khảo kết quả này trong việc xét tuyển. Ai cũng thấy phương án này tốt hơn so với việc thi chung trước đây, hoặc “2 trong 1” như các năm vừa qua, hoặc từng trường tổ chức thi riêng. Thế nhưng vấn đề là, làm thế nào để tiêu cực không chuyển từ nơi này sang nơi khác, hay nói cách khác, làm thế nào để những trung tâm khảo thí như thế thực sự độc lập và cho ta những kết quả đáng tin cậy? Chúng tôi bàn chủ đề: Xét tuyển ĐH giai đoạn 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập – liệu có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?” với sự tham gia của TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.
- Xét tuyển ĐH 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập – Liệu có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?- Ngôi làng lưu giữ một di sản quý báu, nghề đúc đồng với tuổi đời hàng trăm năm lịch sử.- Nhà sáng chế chân đất - tác giả của hàng chục loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp với niềm vui được giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả lao động.
Cách đây 10 năm, một “ngọn lửa” đã bùng phát tại thế giới Arab kéo theo nhiều thay đổi và cả hy vọng ở thời điểm đó. Hàng loạt sự kiện gây rúng động khu vực từ cuối 2010 mà phương Tây gọi là Mùa Xuân Arab tạo ra các hệ quả về dài hạn. Từ sự sụp đổ nhanh chóng của các chính phủ đến sự trỗi dậy rồi sụp đổ của một vương quốc thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Trung Đông, Bắc Phi đã trải qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 trong tình trạng biến động không ngừng. “Mùa xuân Ả-rập” còn lại gì sau những biến động đó?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)