Sau khi công bố bài nghiên cứu đầu tiên về các mẫu đất ở phía xa (vùng tối) Mặt Trăng, Trung Quốc ngày 21/9 đã lần đầu tiên cho ra mắt các mẫu đất hiếm hoi này.
Các vụ nổ máy nhắn tin và máy bộ đàm cầm tay tại Lebanon những ngày qua đã trở thành chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh phản đối mọi hành vi vi phạm chủ quyền và an ninh của Lebanon.
Hàng năm, thế giới phải hứng chịu rất nhiều cơn bão với sức tàn phá khủng khiếp, kéo theo tình trạng lũ lụt trên diện rộng, các vụ sạt lở, lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trong đó, mới nhất là tình hình lũ lụt tại Việt Nam, một số nước Đông Nam Á khác cũng như khu vực Trung Âu. Để ứng phó, nhiều nước đã có nhiều biện pháp vừa tình thế vừa dài hạn để phòng, tránh, chống và phản ứng nhanh, nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão lũ gây ra. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Australia hay Phillipines có gì đặc biệt?
Sau bão Yagi và Bebinca, Trung Quốc dự kiến sẽ phải hứng chịu 1-2 cơn bão từ nay đến trước Quốc khánh (1/10).
Đắk Lắk người dân nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy.- Lễ hội trung thu đèn lồng Trung Quốc
Mô hình “Thế giới đa cực, đa trung tâm” của Trung Quốc, với đặc điểm đáng chú ý là sự tham gia của các quốc gia Nam Á trong nhóm mà Trung Quốc gọi là “Phương Nam toàn cầu”. Vậy tham vọng thể hiện vai trò dẫn dắt của Trung Quốc với nhóm quốc gia thuộc “Phương Nam toàn cầu” để hướng tới “Thế giới đa cực, đa trung tâm” liệu sẽ gặp thách thức gì, nhất là từ các cường quốc khác trong khu vực? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích vấn đề này.
Sáng nay (16/9), bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải, miền Đông Trung Quốc. Cơ quan khí tượng quốc gia nước này đã phải phát đi cảnh báo đỏ, mức cảnh báo cao nhất về thảm họa thiên tai từ chiều qua. Bebinca đã chính thức trở thành cơn bão nhiệt đới mạnh nhất quét qua trung tâm tài chính Thượng Hải kể từ năm 1949.
Một trong những vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm những ngày cuối tuần qua là Diễn đàn Hương Sơn Trung Quốc. Với chủ đề “Thúc đẩy hoà bình vì tương lai chung”, Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn an ninh thường niên quan trọng nhất của Trung Quốc, là cơ hội để Trung Quốc thể hiện tiếng nói và quan điểm của mình, qua đó định hình tư duy khu vực và quốc tế về các vấn đề an ninh chiến lược quan trọng. Đây cũng là một cơ chế Diễn đàn An ninh mà Trung Quốc xây dựng- đối trọng với Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore. Một trong những thông điệp nổi bật mà Trung Quốc giới thiệu tại Diễn đàn Hương Sơn năm nay, là việc thúc đầy một Thế giới Đa cực và đa trung tâm – trong đó các quốc gia đều có trách nhiệm đóng góp cho an ninh toàn cầu, qua đó xây dựng hòa bình thế giới. Đây cũng là một trong những ưu tiên của Sáng kiến An ninh Toàn cầu của Trung Quốc. Vậy, việc xây dựng một Thế giới Đa cực và đa trung tâm- dưới góc nhìn của Trung Quốc- có gì đáng chú ý và Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc “Thúc đẩy hoà bình vì tương lai chung”- nhìn từ Diễn đàn Hương Sơn 2024 như thế nào? Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc – người tham dự Diễn đàn Hương Sơn 2024 phân tích trong Vấn đề quốc tế hôm nay.
Hòa vào bầu không khí rộn ràng đón tết Trung thu đang diễn ra tại nhiều quốc gia châu Á, một số thành phố lớn của Trung Quốc cũng đang tưng bừng tổ chức các cuộc trưng bày đèn lồng rực rỡ sắc màu nhằm chào đón dịp lễ quan trọng này.
- Lạng Sơn tiên phong xây dựng cửa khẩu thông minh: Thúc đẩy kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc. - Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Svay Rieang: Minh chứng cho mối quan hệ truyền thống, hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa nhân dân hai nước.
Đang phát
Live