Bị mẹ và người tình của mẹ bạo hành, xâm hại trong thời gian dài, bé gái 12 tuổi ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vừa được người thân “giải cứu”, và trình báo sự việc với cơ quan công an. Sự việc khiến dư luận xót xa, phẫn nộ. Gây tổn thương cho con ruột của mình - câu chuyện nghe đã thấy vô lý nhưng đáng buồn thay, nó lại là một thực trạng phổ biến. Câu hỏi đặt ra là tại sao các vụ trẻ bị người ruột thịt bạo hành có chiều hướng gia tăng? Chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm gì trước thực tế này?
- Trước việc có nhiều vụ trẻ em bị rơi, ngã từ các khu chung cư cao tầng, Ủy ban Quốc gia về trẻ em đề nghị các bộ ngành địa phương tăng cường biện pháp bảo vệ trẻ em tốt hơn.- Từ hôm nay học sinh các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội trở lại trường học; cà phê, quán ăn nhà hàng trong nhà cũng được mở lại, nhưng phải đảm bảo giãn cách.- Tại Quảng Ninh, từ hôm nay địa phương này cho phép nối lại hoạt động du lịch nội tỉnh; tạm thời chưa đón du khách ngoài tỉnh.- Bộ Tư lệnh Công binh sẵn sàng lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.- Hôm nay diễn ra cuộc họp trực tuyến giữa các Ngoại trưởng ASEAN để thảo luận tình hình Mi-an-ma.- Liên minh châu Âu thúc đẩy sáng kiến "hộ chiếu vaccine" ngay trong tháng này.- Bình luận: Bước qua lời nguyền sản xuất manh mún.
Bà Nguyễn Thị Nhung (58 tuổi) ở phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, hơn 30 năm qua đã cưu mang nhiều mảnh đời khó khăn, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Hơn 30 năm, có 13 người bà nhận về nhà, chăm sóc nuôi dưỡng, cho học nghề. Trong đó, 5 người đã tự lập, có gia đình riêng. Còn 8 người đang ở với bà, trong đó có 2 cháu đặc biệt nhất là Trương Đình Tứ và Tạ Long Nhân, đều là trẻ tự kỷ, đã được bà chữa khỏi bệnh. Không chỉ giúp đỡ những mảnh đời cơ nhỡ, bà còn dành hầu hết thời gian, công sức cho những việc làm thiện nguyện như nấu cháo phát cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức những chuyến đi tri ân các nghĩa trang liệt sĩ, tham gia các dự án xây trường vùng cao cho trẻ em nghèo… Trong mục “Chuyện đêm”, mời quý vị và các ban cùng nghe bà Nguyễn Thị Nhung-người phụ nữ nặng lòng với những mảnh đời bất hạnh tâm sự về hành trình thiện nguyện của bà.
“Hành trinh xanh” của chị “Cúc rác”
- Quản lý thị trường Hà Nội: bắt giữ gần 2.000 khẩu súng đồ chơi thuộc danh mục hàng cấm.- Hải Phòng: triển khai cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo đảm hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và bình ổn thị trường sau Tết Nguyên đán.- Hà Giang: Xử phạt gần 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy gần 200 sản phẩm giả nhãn hiệu.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.- Thêm 19 ca mắc mới covid 19 trong cộng đồng. Trong ngày hôm nay, những địa phương tiếp theo ở nước ta xuất hiện dịch bệnh Covid-19 là Điện Biên và Hà GIang. Những trường hợp dương tính mới này được xác định lây nhiễm trên xe khách.- Bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công ca ghép tin cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam.- Việt Nam vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia có số người làm việc tại Nhật Bản lớn nhất trong năm qua.- Indonesia và Malaysia đề xuất cuộc họp đặc biệt trong ASEAN về Myanmar.- Tổng thống Hàn Quốc nỗ lực làm sống lại các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều dưới thời Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden
Lại vừa xảy ra một tai nạn thương tâm sau khi người sử dụng thực hiện các thử thách “quái gở” trên mạng xã hội. Một cô bé 10 tuổi người Italia đã tử vong do làm theo thử thách nguy hiểm có tên gọi là “Blackout” - tạm dịch là “Thử thách bất tỉnh” trên ứng dụng video TikTok. Nhìn lại thời gian qua có thể thấy, các vụ tai nạn thậm chí tử vong liên quan đến các thách thức lan tràn trên các mạng xã hội ảo, không phải là số ít. Bất chấp TikTok đã cam kết cấm trẻ em dưới 13 tuổi đăng ký tài khoản, câu chuyện bé gái 10 tuổi tử vong khiến cho bất cứ bậc cha mẹ nào cũng phải giật mình, rằng rất có thể con em mình đang đối diện với hiểm nguy đến tính mạng ngay trong chính ngôi nhà tưởng chừng như rất an toàn. “Báo động tình trạng quản lý lỏng lẻo trẻ em sử dụng TikTok” là nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến quí vị trong 10 phút Sự kiện luận bàn hôm nay!
Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta từng bắt gặp hình ảnh những cậu bé đánh giày, bán vé số; những cô bé bán kẹo cao su, nhặt ve chai… tại nhiều góc phố, quán hàng. Và trong những ngày lạnh giá khắc nghiệt ở miền Bắc hiện nay, cùng với thông tin hàng trăm nghìn học sinh được nghỉ học ở nhà để tránh rét là những dòng tin và hình ảnh gây rất nhiều xót xa về việc những ông bố, bà mẹ ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đẩy đứa con chỉ vài tuổi của mình ra đường bán hàng, xin tiền trong tiết trời rét buốt 1-2 độ C. Sự kiện như giọt nước tràn ly, khiến dư luận không khỏi xót xa đặt câu hỏi: Vì sao tình trạng lạm dụng lao động trẻ em vẫn diễn ra công khai ở nhiều nơi? Phải làm gì để ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vấn nạn nhức nhối này? Đây là nội dung được đề cập ngay sau đây với sự tham gia của bà Ninh Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em và ông Đỗ Duy Vị - Quản lí chương trình trẻ em đường phố của Tổ chức phi chính phủ Rồng Xanh – một tổ chức hỗ trợ rất hiệu quả trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Quản lý thị trường Tiền Giang tạm giữ gần 1 tấn hàng may mặc có dấu hiệu nhập lậu>- Lào Cai tạm giữ lượng lớn quần áo rét và đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất.- Hà Nội thu giữ hàng chục tấn hàng hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng.- Sẽ có trường đại học chính quy đầu tiên đào tạo về quản lý thị trường.
- Cần những hành động gấp trước tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động.- Bầu cử ĐBQH khóa 15: Bài học nào từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên 1946?- Chuyến thăm của Ngoại trưởng Nhật Bản tới một loạt các nước Mỹ Latinh, châu Phi nhằm tăng tốc cạnh tranh với Trung Quốc.- Loạt bài “ĐBSCL tìm hướng đột phá, chuyển “nguy” thành “cơ”. Bài 2: Tài nguyên nước - yếu tố cốt lõi trong phát triển của vùng ĐBSCL.- Hơn 10 triệu trẻ em Châu Phi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cấp tính trong năm 2021.
Đang phát
Live