Kỷ lục 1.900 trẻ em ở Mỹ đã phải nhập viện trong ngày 14/08 do Covid-19 trong bối cảnh các bệnh viện ở khu vực miền Nam nước này đang bị quá tải do số ca nhiễm mới gia tăng, chủ yếu do biến chủng Delta.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giờ đây hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đang học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng. Bên cạnh những mặt tích cực thì điều này cũng dẫn đến nhiều vấn đề đáng quan tâm, trong đó đáng chú ý là tình trạng trẻ em bị bóc lột tình dục, bị những đối tượng xấu dụ dỗ, lừa gạt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ em bị bóc lột tình dụng trên môi trường mạng và giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này. BTV Đài TNVN trao đổi cùng bà Nguyễn Phương Linh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) về nội dung này.
Trẻ em tiếp cận Internet sớm: Nguy cơ và những giải pháp hữu hiệu- Hoàng Tuấn Anh với mô hình ATM Oxy, hỗ trợ các bệnh nhân nặng và F0 điều trị tại nhà ở thành phố Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số, trẻ em đã trở thành những "công dân số" từ rất sớm với việc sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Mạng Internet tạo điều kiện giúp các em học tập, giải trí, giao lưu kết bạn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của Internet mang lại, việc trẻ em sử dụng Internet quá mức sẽ ảnh hưởng xấu tới mắt, sức khoẻ, hay khả năng gặp nhiều rủi ro trên môi trường mạng như: bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối trên mạng, vô tình kết bạn xấu, xem các ấn phẩm không phù hợp, đối mặt với các thông tin sai lệch, thậm chí cả các nguy cơ bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng… Đây cũng là mối lo của nhiều bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ.
Trẻ em tiếp cận internet sớm: Nguy cơ và những giải pháp hữu hiệu- Từ trẻ tị nạn trở thành thiên tài cờ vua
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các biến thể virus nguy hiểm ngày càng mở rộng phạm vi tấn công sang các đối tượng khác nhau, trong đó có trẻ em. Đây là nhóm đối tượng dù ít va chạm, tiếp xúc các nguồn bệnh nhưng lại dễ tổn thương do khả năng miễn dịch yếu. Trước nguy cơ này, nhiều nước đã đẩy nhanh việc cấp phép các loại vaccine an toàn cũng như bắt đầu triển khai các chiến dịch tiêm chủng cho đối tượng trẻ em. Vậy kinh nghiệm và khuyến cáo của các nước có gì đáng chú ý?
- Làm thế nào bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng? - Lạng Sơn nhanh chóng đưa Nghị quyết 68 của Chính phủ vào cuộc sống.
- Quy chế đào tạo tiến sỹ mới: "Bước ra biển lớn" hay "về tắm ao làng".- Mô hình phòng chống đuối nước ở các bản làng vùng cao Bắc Kạn
Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em đã trở thành công dân số từ rất sớm. Trên môi trường mạng, các em thay đổi từ việc học tập, kết bạn cho đến cách giao tiếp so với thế hệ trước. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng, trò chơi không lành mạnh trên không gian mạng đã phần nào ảnh hưởng đến các em. Vì vậy, xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho trẻ em, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ, các phương thức giáo dục nhằm xây dựng ý thức cho trẻ em trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là điều cấp thiết.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam, tại các thành phố lớn trên toàn quốc, có đến gần 97% trẻ đang sử dụng mạng internet cho nhiều mục đích khác nhau. Cứ 1 trong 4 trẻ được khảo sát chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội. Mỗi ngày, có hơn 720.000 hình ảnh về xâm hại trẻ em được đưa lên mạng. Đây là thực trạng đòi hỏi phải có cái nhìn nghiêm túc về những rào chắn an toàn bảo vệ trẻ em trên không gian mạng đã đủ và đã phát huy hiệu quả hay chưa? Làm thế nào để trẻ em được trang bị vắc xin chống đỡ, thậm chí là miễn nhiễm trước những rủi ro trên không gian mạng?Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live