Trước thực tế hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid 19, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Song đến nay, việc tiếp cận các gói hỗ trợ còn gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh khó khăn này, các chính sách phải được triển khai nhanh chóng và có hướng dẫn cụ thể hơn để việc tiếp cận được dễ dàng. Từ đó tạo sức bật để doanh nghiệp phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phục hồi phát triển kinh tế đất nước. Ghi nhận của PV Nguyễn Hằng:
- Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 20/2017 của Chính phủ về áp trần tỷ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết.- Bộ KH&ĐT đề nghị giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm nay.
- Cơ quan thuế đã tiếp nhận hơn 14.500 hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất qua phương thức điện tử.- Ngành thuế kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn dịch bệnh.- Tập trung giải tỏa ngay hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn, đề xuất tạm dừng tiếp nhận hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh.
Như Đài Tiếng nói Việt Nam đã thông tin về những khó khăn của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong những ngày gần đây khiến dư luận cho rằng, việc điều hành xuất khẩu gạo của các bộ, ngành đang thiếu sự phối hợp. Liên quan đến nội dung này, PV Nguyên Long phỏng vấn chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đức Thành - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR). TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, thay vì cấm xuất khẩu hay cấp quota xuất khẩu gạo như hiện nay, cần tính tới phương án thu thuế xuất khẩu gạo để thị trường tự điều tiết, tăng nguồn thu ngân sách và minh bạch thị trường.
- Đề xuất giảm thu hơn 10 nghìn tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân và yêu cầu đặt ra.- Cần giãn, hoãn nợ, giảm lãi vay cho tất cả các đối tượng, không chỉ riêng doanh nghiệp.- Hệ thống bán lẻ tăng điểm mở bán, tăng giờ mở cửa phục vụ người dân.
Hỗ trợ lao động bị nhỡ việc, giãn việc do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều cơ sở nhà trọ tại Hải Phòng đã giảm 30 - 70% tiền thuê nhà cho công nhân. Nhiều lao động ngoại tỉnh cũng được các doanh nghiệp, địa phương bố trí chỗ ở, hỗ trợ các đồ dùng sinh hoạt cần thiết, để lao động yên tâm thực hiện cách ly xã hội, phòng chống dịch Covid-19. Ghi nhận của Thanh Nga, PV Đài TNVN cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư điều chỉnh giảm giá 10-50% đối với 9 nhóm dịch vụ, miễn hoàn toàn giá đối với 6 nhóm dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tài chính đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát để thực hiện cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp và người dân, nhất là liên quan đến thủ tục khởi sự kinh doanh. Tổng số phí, lệ phí cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 khoảng 500 tỷ đồng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết:
Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê đang nở rộ và có nhiều biến tướng, gây ra những bất an trong xã hội. Vậy nên cấm hay cho tồn tại dịch vụ kinh doanh này?
- 98% doanh nghiệp đang hoạt động sẽ được giãn tiền thuế.- Tài khoản giao dịch chứng khoán tăng cao nhất trong 3 năm qua.- Không báo cáo giao dịch, cổ đông lớn Giấy Việt Trì bị xử phạt.
Ngày 3/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất với số tiền lên đến 180.000 tỷ đồng. Tin của phóng viên Bá Toàn.
Đang phát
Live