Ngày 27-3-1948, trước tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc với mục đích: “Làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công”. Để Chỉ thị được phổ biến đến toàn quốc, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Được thể hiện súc tích trong 427 từ, Lời kêu gọi Thi đua ái quốc đã khơi nguồn và mở ra phong trào hành động thiết thực trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, tạo nên nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến kiến quốc. Sau 75 năm, những chỉ dẫn của Người về mục đích, lực lượng, cách làm trong Lời kêu gọi Thi đua ái quốc vẫn mang tính thời sự sâu sắc, vẹn nguyên giá trị cho các phong trào thi đua yêu nước hiện nay.
Với tinh thần “Tuổi nhỏ chí lớn”, phát huy 5 điều Bác Hồ dạy, thời gian qua, các liên đội trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã triển khai những công trình, phần việc nhân ái, ngập tràn tình yêu thương. Từng đội viên cũng hưởng ứng tích cực phong trào thi đua do Hội đồng Đội Trung ương phát động, góp phần chăm sóc, giáo dục những mầm xanh tương lai phát triển toàn diện từ thể chất, trí tuệ, đến đạo đức, lối sống, trở thành công dân hữu ích của xã hội.
Sáng nay (30/3), tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, diễn ra “Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2022, ký giao ước thi đua năm 2023” của cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền trung.
TP Hải Phòng vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu cụm thi đua các thành phố trực thuộc Trung ương. Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua - khen thưởng TW Võ Thị Ánh Xuân đã trao Cờ thi đua cho TP Hải Phòng tại Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Thành ủy, HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN năm 2023 diễn ra sáng nay (4/1).
Sáng 03/01/2022, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn Thủ đô năm 2022; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2023. Theo đó, năm 2023, Công nhân viên chức lao động tiếp tục hưởng ứng Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19”; thi đua nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề, phát huy sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Thi đua khen thưởng tạo động lực phát triển, xây dựng và phát huy những nhân tố tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó tạo nên một xã hội tốt đẹp và phát triển. Tuy vậy, trong thực tế, vẫn còn những trường hợp vừa nhận khen thưởng đã bị xử lý, thi đua trở thành ganh đua, nặng thành tích. Làm thế nào để hoạt động thi đua, khen thưởng có ý nghĩa thực chất, công khai, minh bạch, công bằng, khen thưởng phản ánh đúng kết quả của thi đua, nỗ lực, không coi nặng khen thưởng mà xem nhẹ thi đua… là những vấn đề được nêu lên khi Quốc hội cho ý kiến dự thảo luật thi đua khen thưởng sửa đổi.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tối nay 28/10 dự phiên thảo luận mở cấp cao về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”- Dự hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 16, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các quốc gia đề cao tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác đa phương, thượng tôn pháp luật, duy trì quan hệ quốc tế lành mạnh- Kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch, trong đó tái khẳng định cam kết củng cố Cộng đồng ASEAN, vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các thách thức cũng như thúc đẩy sự phục hồi toàn diện của ASEAN sau đại dịch Covit19- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp về tranh chấp giữa Sudan và Nam Sudan- Iran thông báo sẽ quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân vào tháng 11 tới
Theo chương trình kỳ họp, sáng nay (28/10), Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi). Nhiều đại biểu đánh giá, dự thảo luật có nhiều điểm mới, khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng hiện nay, trong đó trong đó chú trọng khen thưởng các tập thể nhỏ ở cơ sở, cho những người trực tiếp lao động, khắc phục được tính hình thức trong phong trào thi đua thời gian qua.
Sau 17 năm thực hiện, Luật thi đua - khen thưởng đã đi vào cuộc sống. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua khen thưởng còn tập trung nhiều vào “khen thưởng”, mà chưa chú trọng phát động phong trào “thi đua” một cách mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân, giai tầng xã hội; vẫn còn tình trạng “luân phiên nhận giấy khen”… Luật thi đua, khen thưởng cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp hơn với thực tiễn. Vậy làm sao để thi đua thực tế hơn, trách hình thức, thấm sâu từng cơ quan, đơn vị, tạo nên phong trào quần chúng, nhất là trong bối cảnh cả nước đang “gồng mình” chống dịch COVID-19 này? TS Nguyễn Văn Đáng, Viện Xã hội học – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cùng bàn luận, góp tiếng nói vào dự thảo Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) mà Quốc hội đang thảo luận tại kỳ họp thứ 2. Đây cũng là dự án Luật đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Thi đua khen thưởng tạo động lực phát triển, xây dựng và phát huy những nhân tố tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó tạo nên một xã hội tốt đẹp và phát triển. Tuy vậy, trong thực tế, vẫn còn những trường hợp vừa nhận khen thưởng đã bị xử lý kỷ luật, thi đua trở thành ganh đua, nặng thành tích. Làm thế nào để hoạt động thi đua, khen thưởng có ý nghĩa thực chất, công khai, minh bạch, công bằng, khen thưởng phản ánh đúng kết quả của thi đua, nỗ lực, không coi nặng khen thưởng mà xem nhẹ thi đua…là những vấn đề được nêu lên trong phiên họp mới đây của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật thi đua khen thưởng sửa đổi.
Đang phát
Live