
- Hơn 80% tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định. - Bà Rịa - Vũng Tàu: Du lịch ven biển phải hướng đến cộng đồng. - Khai thác hiệu quả kinh tế vùng ven biển.
Cụ thể hóa Luật Thủy sản 2017, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành nghị định, thông tư, trong đó có quy định ngày 1/4/2020 là thời hạn cuối cùng bắt buộc ngư dân phải lắp đặt xong thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ở các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Vậy nhưng tính đến thời điểm này, đã gần 8 tháng sau thời gian quy định, việc lắp đặt thiết bị GSHT cho tàu cá tại không ít địa phương vẫn chưa đạt 100% mục tiêu đề ra. Vì sao lại có độ trễ trong việc triển khai thực hiện quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình? Việc thực hiện còn những khó khăn, vướng mắc gì? Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Sáng 20/11, Bộ Y tế sẽ chính thức khai trương Cổng công khai y tế với việc niêm yết giá 60 nghìn loại thuốc, tất cả trang thiết bị y tế, 28 nghìn loại thực phẩm chức năng. Đây được đánh giá là bước tiến lớn về cải cách thủ tục hành chính, chấm dứt tình trạng người bệnh mù mờ về chi phí khám chữa bệnh. Việc công khai này đồng thời còn là “thanh bảo kiếm” chữa lành các vết thương như tinh thần Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Việc lần đầu tiên Bộ Y tế công khai số lượng đồ sộ giá thuốc, trang thiết bị y tế, thực phẩm chức năng sẽ mang lại điều gì cho người bệnh? Nền tảng số có vai trò gì trong việc niêm yết, cập nhật giá các mặt hàng y tế? Việc công khai giá có góp phần lành mạnh hóa công tác đầu tư, mua sắm các trang thiết bị phục vụ người bệnh? Đây là những nội dung chúng tôi bàn luận với sự tham gia của 2 vị khách mời là ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược và ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế.
- Quy định về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá sau 2 năm thực hiện luật thủy sản 2017 - Phỏng vấn về quy định liên quan đến cứu nạn, cứu hộ trên biển - Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam.
- 45 năm "Hành trình giữ biển" của Vùng 1,3,4,5 Hải quân - Quảng Ngãi hiện thực hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế biển đảo - Đẩy nhanh việc lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá.
- Nâng khống giá thiết bị y tế - chuyện không riêng ở Bệnh viện Bạch Mai.- Kích cầu du lịch – đừng quên nền tảng du lịch xanh, du lịch bền vững.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam ông Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, ông Nguyễn Ngọc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và bà Trịnh Thị Thuận – Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai về tội “Lợi dụng chức vụ trong thi hành công vụ” theo điều 356 Bộ Luật hình sự 2015. Quá trình điều tra, đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ BV Bạch Mai có hành vi lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, chấp thuận cho Công ty BMS tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội. Sai phạm ở Bệnh viện Bạch Mai được nhìn nhận không chỉ là vấn đề về luật pháp mà còn là yếu tố con người. Những người bị khởi tố đã có sự tha hóa, trục lợi ngay trên chính nỗi đau của người bệnh. Vấn đề được bàn luận với sự tham dự của Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng phòng Luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội).
- Nâng khống giá thiết bị y tế, ăn chặn trên nỗi đau người bệnh.- Ngành du lịch thúc đẩy chuyển đổi số - chiến lược phù hợp cho bối cảnh mới.- Không khí Tết Trung thu tại phố cổ Hội An.- Màn so găng đầu tiên của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ.- Ngành du lịch thúc đẩy chuyển đổi số - chiến lược phù hợp cho bối cảnh mới.- Không khí Tết Trung thu tại khu phố cổ Hội An.- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân phát bộ thử nghiệm xét nghiệm nhanh Covid-19 cho những nước kém phát triển.
Hôm nay (29/9), Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 12, thông qua 30 nghị quyết liên quan đến đầu tư công và thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trong đó, nguồn gốc, chất lượng thiết bị y tế, công nghệ phát thanh- truyền hình được các đại biểu quan tâm. Tin của PV Thái Bình tại miền Trung.
Câu chuyện nâng khống, loạn giá thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập và trách nhiệm của các bên trong liên doanh, liên kết đang “nóng” lên trong thời gian qua. Vụ việc nâng khống máy xét nghiệm covid-19 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội chưa hết nóng thì cơ quan công an lại tiếp tục phanh phui vụ nâng khống giá thiết bị chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai, từ hơn 7 tỷ đồng được "thổi giá" lên tới gần 40 tỷ đồng. Lãnh đạo công ty bán thiết bị là công ty cổ phần công nghệ y tế BMS, thẩm định viên và cựu lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai lần lượt bị bắt tạm giam. Câu hỏi đặt ra là liệu còn bao nhiêu vụ nâng khống thiết bị y tế chưa được phát hiện? Kẽ hở nào trong liên doanh liên kết ở bệnh viện khiến các đối tượng trục lợi trên thân xác người bệnh? Và giải pháp nào ngăn chặn được tình trạng nhức nhối này? BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh về nội dung này:
Đang phát
Live