Tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thói quen dùng tiền mặt trong giao dịch đang giảm dần, thay vào đó là việc chuyển dịch sang hình thức chuyển khoản, quét mã QR code… Chỉ bằng thao tác đơn giản trên thiết bị di động có kết nối Internet, người dân dễ dàng thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Việc thanh toán tiền điện theo phương thức điện tử đã trở thành thói quen của đại bộ phận khách hàng trên cả nước. Các hợp đồng mua bán điện ký mới cũng được đa số khách hàng lựa chọn sử dụng hình thức điện tử. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. “Đẩy mạnh số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng dùng điện” là chủ đề của Chương trình chuyên gia của bạn, với sự tham gia đồng hành của ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thanh toán điện tử dần phổ biến, thay thế phương thức sử dụng tiền mặt để thanh toán thông thường trong các hoạt động thương mại. Tuy nhiên tại nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên, việc triển khai thanh toán điện tử đối với người dân lại không hề dễ dàng bởi những khó khăn về nhận thức, thói quen và cơ sở hạ tầng thanh toán.
Trong khuôn khổ chương trình Tuần lễ Chuyển đổi số TP.HCM, sáng nay (17/10), Ngân hàng Nhà nước, Thời báo Ngân hàng phối hợp vớiSở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt”.
“Bứt phá giới hạn” là chủ đề của chuỗi sự kiện Ngày thẻ Việt Nam 2023, nhằm tiếp tục lan tỏa tinh thần đổi mới, đột phá dựa trên công nghệ số, ứng dụng công nghệ thanh toán tiên tiến để thanh toán không dùng tiền mặt trở nên gần gũi, quen thuộc với người dân. Sự kiện do Báo Tiền Phong và Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Cần giải pháp về tài chính và giảm thiểu rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.- VN Index “bùng nổ” về điểm số phiên cuối tuần trước - Tạo đà cho phiên giao dịch đầu tuần mới.
Nghị quyết mới của Quốc hội về cơ chế đặc thù cho tp HCM: đòn bẩy cho thành phố sáng tạo và đột phá- Lợi ích kép từ dịch vụ thanh toán tự động của Kho bạc Nhà nước- Những thách thức đặt ra đối với Tây Ban Nha trong nhiệm kỳ Chủ tịch Liên minh châu Âu từ ngày 1/7 tới- Hà Nội sẽ cân nhắc giá đền bù tái định cư dự án Vành đai 4- Cổ phiếu thị giá cao nhất nhóm FLC bị hủy niêm yết bắt buộc- Thị trường chứng khóa phiên giao dịch hôm qua, VN-Index tăng nhẹ
Gần hai năm qua, các ngành, các địa phương thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1813 ngày 28/10/2021), đã đạt nhiều kết quả khả quan. Dễ nhận thấy nhất là xây dựng được thói quen thanh toán, chi trả bằng phương thức không dùng tiền mặt trong xã hội. Người tiêu dùng từ chưa biết thì nay có thể thao tác để nộp thuế, phí, thanh toán dịch vụ, mua sắm…không dùng tiền mặt một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề hạ tầng, bảo mật, an toàn vẫn là mối lo ngại cần được giải quyết để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
Chiều nay (16/6), tại TP.HCM, Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cùng Báo Tuổi trẻ và một số đơn vị phối hợp tổ chức Hội thảo “Kết nối dữ liệu, thanh toán thông minh, thúc đẩy phát triển xã hội”. Đây là hoạt động trong chương trình Ngày không tiền mặt 16/6/2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự hội thảo và phát biểu. Phản ánh của phóng viên Minh Hạnh, thường trú TP.HCM:
Chiều nay (22/5), tại TP.HCM, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM tổ chức Hội thảo lấy ý kiến Đề án “Chính sách thu hút và phát huy nguồn kiều hối trên địa bàn TP”. Tham dự có các chuyên gia ngành tài chính thuộc các viện, trường, ngân hàng lớn, các quỹ tài chính trong nước và quốc tế.
Đang phát
Live