
Ở biên giới xa xôi huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hoá – nơi mà lâu nay người dân chỉ biết đi nương, làm rẫy, đang mọc lên những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhiều gia đình từ nghèo khó trở nên khá giả. Ước tính mỗi năm tại huyện “nghèo nhất nước” này có khoảng 80 tỷ đồng được chuyển về từ nước ngoài – làm thay đổi cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới xa xôi.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn đại biểu Đảng Công Minh Nhật Bản.- Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương sửa đổi Thông tư số 06 theo hướng ngưng thi hành các quy định gây khó khăn, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng.- Trao tặng bức tranh "Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập" của họa sĩ Văn Giáo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.- Các nước phản ứng khác nhau về động thái xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý của Nhật Bản được lên kế hoạch vào ngày mai.- Bằng Đạo luật dịch vụ kĩ thuật số sắp có hiệu lực, Liên minh Châu Âu quyết không khoan nhượng với các công ty công nghệ lớn trong ngăn ngừa thông tin sai lệch
Sáng nay 8/8, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá cho biết, địa phương vừa tiếp đón, làm việc với đại diện khoảng 300 doanh nghiệp, nhà đầu tư là các hãng tàu, các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đại diện các hội, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, đại diện cho hơn 21.000 doanh nghiệp. Đây là hoạt động nhằm kết nối, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất, nhập khẩu, qua cảng Nghi Sơn.
Sửa luật thuế thu nhập cá nhân: đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống.- Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tăng cường kết nối và mở rộng hợp tác.- Nuôi biển công nghiệp gắn bảo vệ môi trường, tích hợp phát triển đa ngành.- Thanh Hóa: Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp thực hiện chuyển đổi số. Cùng với việc xây dựng hệ thống, cơ sở dữ liệu, vấn đề bảo đảm an toàn thông tin được quan tâm đặc biệt và thực hiện bài bản.
Hoạt động của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn hạn chế; hoạt động đầu tư xây dựng vẫn còn vướng mắc về thể chế, về thủ tục hành chính, về nguồn cung và giá vật liệu xây dựng; tiến độ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp rất chậm, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư.... là thực tế đang cản trở sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua. Nguyên nhân của vấn đề này là gì, đâu là giải pháp tháo gỡ trong thời gian tới.
Tại khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, với đặc thù đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% dân số, để thực hiện chuyển đổi số, các địa phương đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại các bản. Tổ công nghệ số này có nhiệm vụ đến từng nhà, trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ, truy cập mạng để đọc thông tin, tìm hiểu kiến thức phục vụ cuộc sống.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang thích ứng với trạng thái bình thường mới, chuyển đổi số đã trở thành “chìa khóa” giúp doanh nghiệp phục hồi, tăng sức cạnh tranh và bứt phá. Tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng và đang từng bước nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang thích ứng với trạng thái bình thường mới, chuyển đổi số đã trở thành “chìa khóa” giúp doanh nghiệp phục hồi, tăng sức cạnh tranh và bứt phá. Tại Thanh Hóa, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng và đang từng bước nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, nhiều người dân, doanh nghiệp phản ánh phải bỏ ra khoản phí“lót tay” để làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về việc này, tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh mới đây, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa khẳng định “Đây là vấn đề ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Đề nghị công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh vào cuộc xác minh phản ánh của người dân”.