Thổ Nhĩ Kỳ đang chấn động với vụ tấn công gây thương vong lớn nhằm vào vào trụ sở của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (TUSAS) gần thủ đô Ankara ngày hôm qua, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 22 người khác bị thương. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan gọi đây là "một vụ tấn công khủng bố tàn bạo". Hiện chưa có tổ chức nào đứng ra thừa nhận đứng đằng sau vụ việc, song giới chức Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ vụ tấn công rất có thể liên quan tới Đảng Công nhân người Cuốc (Kurd) (PKK) - Tổ chức bị cấm hoạt động.
Thưa quý vị và các bạn, tại Ix-tan-bun, Thổ Nhĩ Kỳ, một bể chứa nước ngầm Basilica được đế chế Byzantine xây dựng từ thế kỷ thứ 6, qua bao loạn lạc, từng bị lãng quên, và nay trở thành bảo tàng, kết hợp phục vụ nghiên cứu, giáo dục và giải trí. Hiện, công trình ngầm tuyệt đẹp này thu hút hang chục nghìn du khách mỗi ngày, để chiêm ngưỡng kiến trúc cũng như bầu không khí độc đáo nơi đây.
Tổng thống Ai Cập El-Sisi vừa có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Ai Cập tới Thổ Nhĩ Kỳ trong 12 năm qua, đánh dấu sự tan băng trong quan hệ song phương sau một thập kỷ rạn nứt quan hệ ngoại giao. Với 17 thỏa thuận hợp tác được ký kết, chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Ai Cập El-Sisi đánh dấu sự khởi đầu cho một chương mới trong quan hệ hai nước. Trong bối cảnh xung đột ở Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là các quốc gia có tiếng nói quan trọng trong khu vực, xích lại gần nhau, ảnh hưởng ra sao tới an ninh khu vực và toàn cầu?
Căng thẳng ở Trung Đông đang bị đẩy lên cao trước nguy cơ về một cuộc tấn công tiềm tàng của Iran sau hai vụ sát hại quan chức cấp cao của Hamas và Hecbola. Còn tại Dải Gaza, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas kéo dài từ ngày 7/10 năm ngoái đến nay đã khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng. Trước tình hình này, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang có chuyến thăm Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm nỗ lực tìm giải pháp hạ nhiệt khu vực. Lựa chọn Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyến thăm khá bất ngờ, Tổng thống Palestine kỳ vọng gì từ các quốc gia này? Liệu kết quả của chuyến công du sẽ tác động ra sao đến các diễn biến vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại Trung Đông? Đại sứ Nguyễn Quang Khai – người có nhiều năm công tác tại Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tối hôm qua (03/8), để lên án vụ ám sát thủ lĩnh chính của Hamas Ismail Haniyeh tại Iran hôm 31/7.
Hôm qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, quân đội nước này có thể được điều động để bảo vệ người dân Palestine và chống lại Israel, như đã từng làm trong quá khứ ở Libya và khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia.
Israen vừa tuyên bố hủy bỏ Hiệp định Thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ và áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu của nước này. Đây được xem là hành động nhằm trả đũa việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đình chỉ tất cả các hoạt động giao thương với Israen từ hôm 2/5, với lý do chiến dịch quân sự của Israel gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng ở Dải Gaza. Có thể thấy rằng, những quyết định gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ và Israen đã chứng minh rằng, những căng thẳng chính trị tác động đến quan hệ kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vậy hệ lụy của nó là như thế nào?
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa có cuộc hội đàm nhân chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Hy Lạp đến Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 năm qua. Chuyến thăm này đánh dấu bước đi làm tan băng quan hệ giữa hai nước sau những xung đột kéo dài hàng thập kỷ. Tuy vậy, hai nước láng giềng vẫn bất đồng về một số vấn đề quan trọng.
Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/5 đã thông báo đình chỉ tất cả các hoạt động xuất - nhập khẩu với Israel nhằm trả đũa “hành động gây hấn của nhà nước Do Thái chống lại Palestine, vi phạm luật pháp quốc tế và nhân quyền”. Quyết định này của Thổ Nhĩ Kỳ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Israen, đồng thời khiến cho mối quan hệ chưa kịp hâm nóng giữa hai nước trở nên nguội lạnh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có chuyến thăm tới Iraq để tăng cường hợp tác song phương. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tayyip Erdogan tới Iraq sau hơn một thập kỷ và được đánh giá là bước ngoặt trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong chuyến thăm, ông Tayyip Erdogan đã cùng Thủ tướng nước chủ nhà ký kết thỏa thuận khung nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như an ninh, năng lượng, kinh tế… - thỏa thuận mà hai nước đánh giá là tạo lộ trình cho sự hợp tác chiến lược và bền vững. Điều mà dư luận quan tâm là vì sao hai quốc gia từng có nhiều bất đồng liên quan đến các vấn đề như năng lượng, nguồn nước, hoạt động của Đảng Công nhân người Cuốc (PKK)… lại có thể tiến tới thỏa thuận mang tính chiến lược như vậy. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.
Đang phát
Live