Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam- Lào, tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo- Quảng Trị, đã diễn ra Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác biên phòng. Dự hội nghị có Trung tướng Vông-khăm Phôm-mạ-còn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo kế hoạch, hôm nay 29/11, cuộc đàm phán về Thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ được nối lại tại Viên, Áo. Sau gần nửa năm bị đình trệ, cuộc đàm phán lần này được kỳ vọng sẽ tìm ra giải pháp cứu vãn Kế hoạch hành động chung toàn diện giữa Iran và Nhóm P5+1 ký kết năm 2015 - vốn gần như đổ vỡ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này năm 2018. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán để khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn còn lắm chông gai vì sự nhượng bộ giữa các bên là không dễ dàng. Đại sứ Nguyễn Quang Khai, công tác tại Trung Đông và nghiên cứu về tình hình Iran, phân tích rõ hơn tính toán của các bên liên quan đến hồ sơ nóng này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Jean Castex trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp.- Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2022.- Sau 10 năm xây dựng, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ chính thức vận hành thương mại từ 6/11 này.- Mỹ và Iran ấn định trở lại đàm phán thỏa thuận hạt nhân vào ngày 29/11.- Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) với chủ đề Loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, trong đó có than đá ra khỏi đời sống xã hội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.- Sáng nay, tỉnh Tuyên Quang cũng tổ chức kỷ niệm 190 năm ngày thành lập tỉnh.- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Pháp; hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp và chứng kiến Lễ ký kết một số văn bản, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng kinh tế.- Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng Internet với số tiền giao dịch lên tới 30 nghìn tỷ đồng.- Thỏa thuận hạt nhân Iran chờ ngày “hồi sinh” khi Mỹ và Iran ấn định ngày trở lại đàm phán vào ngày 29/11 này.- COVID-19 đã khiến con người mất 28 triệu năm tuổi thọ trong năm qua.
Nhiều địa phương lên kế hoạch hoạt động trở lại trong điều kiện phòng chống dịch COVID 19 mới.- Nhật Bản sẽ tổ chức Tổng tuyển cử vào ngày 31/10 tới.- Mỹ hối thúc Trung Quốc tuân thủ Thỏa thuận thương mại Giai đoạn một.- Giới chức các nước bác bỏ cáo buộc trong "Hồ sơ Pandora" gồm khối dữ liệu lớn kỷ lục liên quan đến tài sản ở nước ngoài của các tỷ phú, chính trị gia toàn cầu.
Sau khi bị 3 nước Mỹ - Australia - Anh “gạt ra bên lề” bằng liên minh AUKUS và hợp đồng tàu ngầm giá trị khổng lồ, dư luận Pháp đang dậy sóng và kêu gọi chính phủ nước này cần có hành động đáp trả mạnh mẽ. Đáng chú ý là việc đề xuất Pháp nên rời khỏi Khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nhìn lại thời gian qua, chính quyền của Tổng thống Pháp đã không ít lần chỉ trích vai trò và hoạt động của NATO. Liệu mâu thuẫn và căng thẳng lên đến đỉnh điểm với Mỹ lần này có tạo ra một “cú hích” để Pháp quyết định rời khối liên minh quân sự này? Đâu sẽ là tác động nếu kịch bản này xảy ra? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp cập nhật thông tin.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng.- TPHCM và nhiều địa phương bắt đầu kế hoạch thí điểm khôi phục dần các hoạt động kinh tế.- Nếu kiểm soát tốt dịch bệnh từ tháng 9 này, dự báo GDP cả năm của nước ta sẽ đạt từ 3,5 - 4%.- Một số trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn xét tuyển tối nay ngay sau khi quá trình lọc ảo kết thúc.- Nhìn lại một năm thỏa thuận mang tên Abraham giữa Israel và các quốc gia Ả rập - từ cam kết đến hiện thực.- Khai mạc Khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 76 với nội dung trọng tâm hướng tới mục tiêu xây dựng thế giới bền vững hậu đại dịch COVID19.
Cách đây tròn một năm, Hiệp định Abraham giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã được ký kết tại Nhà Trắng. Ngay sau đó, Bahrain, Sudan và Maroc lần lượt đặt bút ký vào các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Thỏa thuận này được cho là đã mở ra một giai đoạn mới cho khu vực, khi lần đầu tiên Israel bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo. Theo giới phân tích, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này, đặc biệt là Israel đều mong Thỏa thuận Hòa bình Abraham sẽ mở ra một chương mới hợp tác phát triển cho khu vực Trung Đông. Một năm nhìn lại sự kiện này, phóng viên Hồ Điệp phỏng vấn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel ông Lion Hyat theo hình thức trực tuyến, giúp quý vị có thêm một góc nhìn từ Israel với Thỏa thuận Hòa bình Abraham.
Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm qua (12/9) đã đạt thỏa thuận về thiết bị giám sát tại cơ sở hạt nhân của nước này. Đây được xem là bước đi quan trọng mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán tái khôi phục thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Iran với các cường quốc thế giới, trong đó có Mỹ, vốn bị đình trệ từ tháng 6 vừa qua.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chính thức nhậm chức hôm thứ 5 tuần này. Với tâm thế ủng hộ bản Kế hoạch hành động chung toàn diện, (hay còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015) kể từ khi còn tranh cử, ông Raisi được kỳ vọng sẽ thuyết phục Mỹ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt và quay trở lại đàm phán. Mặc dù còn nhiều quan điểm đối nghịch, nhưng thực tế, Iran cùng với Mỹ và các cường quốc đều đang muốn lách mình qua khe cửa rất hẹp để đạt được mục đích cuối cùng là quay trở lại thỏa thuận.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live