
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành du lịch, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch nước ta có công hàm gửi trực tiếp đến nước khác để mời khách tới Việt Nam. Cụ thể mới đây, Bộ VH-TT-DL vừa gửi thư tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đề nghị phía bạn sớm đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm đón khách đoàn. Công văn được đưa ra sau khi mới đây Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia thí điểm tổ chức du lịch theo đoàn gồm 7 nước ASEAN và một số quốc gia nhưng không có Việt Nam. Thị trường khách lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã mở cửa, tiếp tục thổi bùng lên cuộc đua cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia du lịch. Việt Nam không thể đứng ngoài. PGS.TS Phạm Trung Lương, chuyên gia nhiều năm về lĩnh vực du lịch cùng bàn luận câu chuyện này.
Trong bối cảnh nền kinh tế có thể phải đối mặt với lạm phát và suy thoái kinh tế ở hầu hết các quốc gia, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm, tác động bất lợi đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Dự báo năm 2023, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn. Tuy nhiên, với việc thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và việc đẩy mạnh chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội là động lực thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
Thị trường bất động sản đang rất khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có như cầu thực lại thiếu trầm trọng. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được thành lập để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Nhà máy alumin Đắk Nông nguy cơ phải dừng sản xuất do vướng giải phóng mặt bằng- Bộ Tài chính đề xuất cho phép thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm bất động sản- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên thương mại điện tử: Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 của lực lượng QLTT- Hội nghị Munich – trở lại trọng tâm an ninh châu Âu
Việt Nam cần khoản đầu tư 600 tỷ đôla Mỹ để đạt được mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050.- Bộ Xây dựng kiến nghị, đề xuất hàng loạt giải pháp để thúc đẩy hồi phục và phát triển thị trường bất động sản.
Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi mà nền kinh tế đang có sự phục hồi và phát triển. Đặc biệt, với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp đã nâng chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm cho khách hàng, góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ khởi sắc hơn.
Hiện nay, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may đang định vị lại và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Thị trường nội địa tuy rất tiềm năng nhưng thời gian qua nhiều nhãn hàng thời trang lớn của thế giới đã có mặt khiến sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và ngoại ngày càng khốc liệt. Vậy doanh nghiệp dệt may trong nước làm gì để phát huy lợi thế sân nhà, để tăng thị phần nội địa?
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brunei chiều tối nay Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brunei.- Trước khó khăn về thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đang đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.- Trường học, môi trường an toàn nhất với các học sinh đang bị tấn công bởi các lại ma túy mới.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về một thảm họa y tế sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.- Hàng chục nghìn nhân viên cứu thương và giáo vụ trường đại học ở Anh đình công đòi tăng lương.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có phiên phục hồi nhẹ.
Bên cạnh vấn đề rất quan trọng là tín dụng, thị trường bất động sản còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, lớn nhất là vướng mắc về pháp lý, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ để có thể phát triển thị trường một cách an toàn, lành mạnh và bền vững. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương hồi tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan như nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp. Vậy liệu có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản với các động thái gỡ khó ngay từ đầu năm? Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live