Thời gian gần đây, thị trường bán lẻ ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc khi mà nền kinh tế đang có sự phục hồi và phát triển. Đặc biệt, với xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp đã nâng chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm cho khách hàng, góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ khởi sắc hơn.
Hiện nay, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may đang định vị lại và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Thị trường nội địa tuy rất tiềm năng nhưng thời gian qua nhiều nhãn hàng thời trang lớn của thế giới đã có mặt khiến sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và ngoại ngày càng khốc liệt. Vậy doanh nghiệp dệt may trong nước làm gì để phát huy lợi thế sân nhà, để tăng thị phần nội địa?
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brunei chiều tối nay Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Brunei.- Trước khó khăn về thị trường xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đang đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.- Trường học, môi trường an toàn nhất với các học sinh đang bị tấn công bởi các lại ma túy mới.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về một thảm họa y tế sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.- Hàng chục nghìn nhân viên cứu thương và giáo vụ trường đại học ở Anh đình công đòi tăng lương.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có phiên phục hồi nhẹ.
Bên cạnh vấn đề rất quan trọng là tín dụng, thị trường bất động sản còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, lớn nhất là vướng mắc về pháp lý, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ để có thể phát triển thị trường một cách an toàn, lành mạnh và bền vững. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương hồi tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan như nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp. Vậy liệu có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản với các động thái gỡ khó ngay từ đầu năm? Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Năm 2022, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,59%. Công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra (dưới 4%).Tuy nhiên sang năm 2023, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế, trong đó đáng chú ý là nguy cơ lạm phát tăng cao và sự gia tăng giá của các loại tài sản.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bắt đầu sôi động. Cùng với việc lao động trở lại các tỉnh phía Nam để làm việc, các phiên giới thiệu việc làm cũng nhộn nhịp bởi có nhiều lao động tìm đến để tư vấn và tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.
Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại thành phố Yogyarkata, đoàn Việt Nam tích cực đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá điểm đến Việt Nam hấp dẫn, mở cửa hoàn toàn, sẵn sàng chào đón khách du lịch quay trở lại, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối lại với các đối tác và thị trường, góp phần thúc đẩy phục hồi du lịch sau đại dịch COVID-19.
Bộ Lao động thương binh xã hội dự báo, trong quý 1, quý 2 năm 2023, tình trạng thiếu lao động cục bộ sẽ tập trung chủ yếu ở các ngành dệt may, da giày, ngành gỗ, chế biến thực phẩm… Cần có những biện pháp kích cầu lao động như thế nào?
Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030." Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.
Đang phát
Live