
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sức mua của người tiêu dùng đối với hàng Việt ngày càng tăng cao và có tới hơn 90% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt... Đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 - 96%. Đây chính là những lợi thế để doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị phân phối có cơ hội phát triển mạnh hơn trong thời gian tới. Khách mời tham gia chương trình Chuyên gia của bạn: Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).
# Sáng 25/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và các ngân hàng thương mại về các giải pháp giảm lãi suất cho vay; tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.
Khu Kinh tế Hòn La, tỉnh Quảng Bình thu hút 68 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký gần 107.000 tỷ đồng.- Thúc đẩy thị trường vốn trong năm 2023.- Phiên chứng khoán cuối tuần trước, cổ phiếu ngân hàng hồi phục.
“Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hoá dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 và Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2023”, đồng thời, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý; tình trạng lợi dụng dịp nghỉ lễ kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng”- là chỉ đạo của Tổng cục QLTT tới Cục QLTT các địa phương trong suốt dịp nghỉ lễ kéo dài 5 ngày sắp tới. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
Sáng nay (20/04), Viện Đào tạo và Nghiên cứu, Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đồng tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2022 và triển vọng 2023”. Đây là Báo cáo đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng – Chứng khoán – Bảo hiểm với sự cộng tác nghiên cứu của ADB.
Thị trường bất động sản đang phục hồi sau nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ.* Sản xuất công nghiệp địa phương giảm - cần giải pháp tháo gỡ kịp thời.* Hà Nội sẽ xử lý như thế nào với 700 dự án chậm triển khai?
Thị trường bất động sản cả nước đang gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, mất cân đối cung cầu. Cùng với nhiều vướng mắc về pháp lý, thì tình trạng “khát vốn” cũng là điểm chung mà cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đang gặp phải. Trong bối cảnh đó, phản ứng của Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời khi đưa ra hàng loạt chính sách tháo gỡ khó cho hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Khi niềm tin của doanh nghiệp và người dân trở lại, thị trường bất động sản sẽ được phục hồi.
Sầu riêng tươi Đông Nam Á đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Hiện đã có Thái Lan, Việt Nam và Philippines được cấp phép xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường tỷ dân. Tuy nhiên, cuộc đua sầu riêng đang thêm phần khốc liệt khi những người nông dân ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc sắp thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên vào tháng 6 tới.
Ngày 11/03 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó: Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá… Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Dòng chảy kinh tế với sự tham gia của khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, bàn nội dung: Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt.
Đang phát
Live