Phát triển thị trường văn hóa, nghệ thuật Việt Nam là một trong những nội dung được nhắc tới như là giải pháp để phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới- theo tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng. Thế nhưng cần phát triển như thế nào để không chỉ định hình bản sắc mà còn đưa nghệ thuật văn hoá Việt ra thế giới là câu chuyện đang được rất nhiều người quan tâm.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã vượt ra khỏi khuôn khổ quốc gia để đến Mỹ, Hàn Quốc và Singapore- những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. - Các startup Việt cũng bước đầu ghi được dấu ấn trên trường quốc tế với những giải thưởng được vinh danh cao nhất… Nỗ lực đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam vươn ra thế giới. Đây cũng sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Theo thống kê của Outbreak.Info cảu Mỹ, cho đến nay AY.4.2 - biến thể phụ của chủng Delta đã lan sang 28 quốc gia với 17 nghìn người mắc. Trước việc biến thế phụ này khiến virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao hơn, thậm chí có khả năng lẩn tránh vaccine đã khiến nhiều nước theo dõi sát sao.
Tới thời điểm này, hầu hết các tỉnh, thành phố đã quay lại trạng thái bình thường mới, người lớn đã đi làm, nhưng có khoảng 7 triệu 350 nghìn học sinh vẫn đang học trực tuyến, theo ước tính của Bộ GD& ĐT. Khảo sát mới đây của Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadar với hơn 1.000 phụ huynh có con đang học trực tuyến tại Hà Nội, thì có tới 75% phụ huynh lo lắng con bỏ học chơi game, khoảng 60% lo con sẽ mải mê sống ảo và có thể dùng thiết bị di động sai mục đích. Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ tự học trực tuyến ở nhà khi cha mẹ đều đã đi làm trở lại?
Ngân hàng thế giới WB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay xuống còn 2-2,5%.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới, giao dịch liên thông tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Tuần qua, thêm hàng loạt quốc gia chính thức công bố hoặc bắt tay vào soạn thảo chiến lược, kế hoạch, lộ trình “sống chung với Covid-19” trong dài hạn. Điều đó cho thấy, việc điều chỉnh chính sách từ Dê-rô Cô-vít (Zero Covid) sang thích ứng an toàn với Covid-19 đang là xu thế chung trong nỗ lực khôi phục từng bước đời sống bình thường cho người dân.
Thế giới hiện đang đứng bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng mới, mang tính chất đặc thù và phức tạp hơn. Những ngày gần đây, giá năng lượng, giá khí đốt và giá điện hiện đang tăng đồng loạt tại khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Hệ quả là tình trạng mất điện diện rộng hiện đang xảy ra tại Trung Quốc, châu Mỹ, trong khi châu Âu phải đối mặt với việc thiếu hụt xăng dầu, khí đốt. Riêng tại châu Âu, giá khí đốt tại châu lục này đã tăng vọt 170% kể từ đầu năm nay. Nhiều chuyên gia cảnh báo các nước châu Âu sẽ đối mặt với tình trạng mất điện trong những tháng mùa Đông và các nhà máy của Trung Quốc có thể đóng cửa. Đây là kịch bản nguy hiểm với ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế toàn cầu hậu COVID-19 và gây ra lạm phát cao hơn.
Trong tuần qua, thế giới chứng kiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn vì đại dịch COVID-19 gây ra nhiều vấn đề lớn cho các hãng vận tải container, khiến châu Âu lẫn Mỹ đều đối mặt với tình trạng hàng hóa thiếu trước hụt sau trong mùa mua sắm cuối năm. Điều này làm dấy lên lo ngại sẽ gây ra thêm những khó khăn mới đối với thế giới, bên cạnh tình trạng sức tiêu dùng giảm.
“Tiêu chuẩn phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững- Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn”- đó là thông điệp của Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10. Chiều nay, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 51 năm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10, nhằm tôn vinh lợi ích to lớn của tiêu chuẩn trong đời sống kinh tế-xã hội trên toàn cầu.
Các nước nới lỏng hoạt động phong tỏa, hộ chiếu vắc-xin dần phổ biến, đang tạo ra một trào lưu mua sắm chi tiêu và du lịch “ trả thù” sau một thời gian dài người dân thế giới phải sống trong phong tỏa. Các số liệu tiêu dùng khởi sắc tại Mỹ và châu Âu đang là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng cũng là nỗi lo của nhiều người trẻ sẽ phải oằn mình trả nợ vì các hóa đơn “vung tay quá trán”.