Phóng viên Quang Dũng - thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả việc thu hồi tải sản tham nhũng?- Ông Phạm Văn Mẫn, một người tình nguyện vào tâm dịch lái xe đưa đón các y bác sĩ đi điều trị bệnh nhân nặng hàng ngày.- Loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào” , Phần 1: “Chốt chống dịch trong rừng sâu, xa mà gần!”.- Kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” của nhóm G7.- Không khí bóng đá sôi động Nhật ký Euro.
Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất là nguồn sống của nhân loại và của mọi sinh vật khác trên trái đất. Ngoài ra, đại dương còn là chìa khóa cho nền kinh tế với khoảng 40 triệu người đang làm việc trong các ngành công nghiệp đại dương vào năm 2030. Với 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, con người đang lấy từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung. Để bảo vệ và gìn giữ đại dương, chúng ta phải tạo ra một cân bằng mới, bắt nguồn từ những nghiên cứu thực sự về mối liên hệ giữa đại dương và loài người. Chúng ta phải xây dựng một kết nối tổng thế với đại dương, đổi mới nhờ những bài học từ quá khứ. Nhân dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06), và Ngày Đại dương thế giới 2021 (08/06), Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Đại dương: Cuộc sống và Sinh kế”. Do những diễn biến hức tạp của tình hình dịch bệnh nên các vị khách mời hôm nay sẽ tham gia qua điện thoại.
Ngân hàng thế giới hôm qua cảnh báo, tăng trưởng kinh tế năm nay của các nước nghèo có thể giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 thập kỷ do sự chậm trễ trong việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Trong bối cảnh những tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu ngày càng được cảm nhận rõ, thì tại nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo, phần lớn người dân vẫn chưa được tiếp cận với vaccine, công cụ hữu hiệu nhất để vượt qua đại dịch.
Báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019 cho thấy, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất đã có sự thay đổi, 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi. Suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các hệ sinh thái cạn, khoảng từ hơn 200 đến hơn 500 tỉ đô la Mỹ từ sản lượng cây trồng toàn cầu hàng năm đối mặt với rủi ro cao do mất nguồn hỗ trợ cho thụ phấn. Trong khi đó, sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3,2 tỉ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất các loài và dịch vụ hệ sinh thái. Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỉ đô la Mỹ giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỉ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển. Chính vì vai trò quan trọng của hệ sinh thái nên Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/06) là: Phục hồi hệ sinh thái. Vậy Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Và Việt Nam cần phải làm gì để phục hồi hệ sinh thái. Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay.
Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm gia tăng, 3 mối đe dọa nghiêm trọng nhất về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Với việc phát động “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, Ngày môi trường thế giới năm nay là cơ hội để Liên hợp quốc huy động "nỗ lực chưa từng có giúp chữa lành Trái Đất ".
Không mất tiền đổ nhiên liệu, không cần “mỏi mắt” tìm chỗ đậu xe, lại thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe và hơn hết là an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, xe đạp đang trở thành xu hướng đi lại “hot” nhất hiện nay. Nhân Ngày quốc tế xe đạp 03/06, Liên hợp quốc đặc biệt nhấn mạnh những giá trị linh hoạt và bền vững của việc đạp xe, một phương tiện giao thông bền vững, giá cả phải chăng, sạch và thân thiện với môi trường.
- Đi tìm dấu vết Sao La - Việt Nam chủ động bước vào 'thập kỷ phục hồi hệ sinh thái' - Giải đáp câu hỏi môi trường
- TPHCM hướng ra biển để phát triển kinh tế - Bảo vệ đại dương và phát triển bền vững sinh kế biển Việt Nam - Vốn tín dụng chính sách giúp người dân tránh tái nghèo giữa dịch bệnh Covid-19
Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay được Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề "Cam kết bỏ thuốc lá" nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến nguy hiểm như hiện nay, việc từ bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh càng cấp thiết hơn bao giờ hết. BTV Thúy Ngà bàn luận cùng Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam về tác hại của thuốc lá cũng như cam kết bỏ thuốc lá ngay từ đại dịch Covid-19.
Đang phát
Live