Cộng đồng người Việt Nam tại Lào nói chung, tại thủ đô Vientiane nói riêng là một trong những cộng đồng vinh dự được nhiều lần đón và gặp gỡ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm và làm việc tại Lào. Vì vậy, trong ký ức của người Việt Nam tại Lào luôn khắc ghi hình ảnh Tổng Bí thư thật gần gũi, giản dị và thương yêu bà con.
“Kinh nghiệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài học vô giá cho Đảng, Nhà nước Lào” là cảm nhận sâu sắc của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn (Chummaly Sayasone) về những năm tháng cùng làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các học giả uy tín hàng đầu tại Campuchia đã có những chia sẻ và nhìn nhận về di sản, thành tựu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Việt Nam cả về đối nội và đối ngoại. Trong đó nổi bật là đánh giá cho rằng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trở thành “điểm hẹn” của thế giới.
Bản Lầu – xã có Chi bộ đảng đầu tiên của huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai là nơi vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm vào năm 2013. Những kí ức về một Tổng Bí thư giản dị, chân thành, sâu sắc hôm nay vẫn lưu giữ vẹn nguyên tại mảnh đất địa đầu tổ quốc ấy.
“Kinh nghiệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài học vô giá cho Đảng, Nhà nước Lào” là cảm nhận sâu sắc của nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone về những năm tháng cùng làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chuyên gia, học giả Trung Quốc tiếp tục dành sự đánh giá rất cao và niềm tiếc thương vô hạn đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau nghi nghe tin ông qua đời. Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà cách mạng, nhà tư tưởng vĩ đại của Việt Nam.
Là người có uy tín trong cộng đồng người Ê Đê nhiều lần tham dự các hoạt động văn hóa dân gian tại thủ đô Hà Nội, nghệ nhân ưu tú Ama H’Loan, ở buôn Ako Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vị lãnh đạo không khoảng cách, luôn gần gũi, lắng nghe tâm tư tình cảm của dân. Nhờ những quyết sách đúng đắn của Trung ương với sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, khu vực miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số đã thay đổi, phát triển vượt bậc.
Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do tuổi cao, bệnh nặng, đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đồng bào cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.- Chia sẻ của ông Phạm Thế Mãn, phụ trách Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế - Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung.- TP.HCM vừa thí điểm bỏ đếm ngược thời gian trên đèn giao thông tại một số nút giao
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, là một nhân cách lớn và là người góp phần quan trọng vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ Nhật Bản - Việt Nam. Đó là khẳng định của ông Ueno Tomio - kiến trúc sư, nhà nghiên cứu lịch sử Nhật Bản và cũng là người có hơn 30 năm gắn bó với Việt Nam, trong cuộc trả lời phỏng vấn của Phóng viên Đài TNVN.
Trong nhiều lần về thăm và làm việc với các địa phương ĐBSCL, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn căn dặn và tin tưởng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng ĐBSCL phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của phong trào “đồng khởi”, khí phách anh hùng “Thành đồng Tổ quốc" và phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người miền Tây. Cùng với đó, tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn – thế mạnh riêng có của vùng ĐBSCL trù phú.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live