Từ đầu năm đến nay, nhiều vụ kinh doanh thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn thực phẩm đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, để quản lý tốt hơn vấn đề an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi kinh doanh thực phẩm “bẩn”, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.- Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đánh giá lại việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để thay thế điểm thi.- Hôm nay, cựu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ra tòa trong vụ án thứ tư, với cáo buộc lợi dụng chức vụ, giúp người quen trục lợi hàng chục tỷ đồng khi trồng cây xanh cho thủ đô.- Nhật Bản đề nghị Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản, trong bối cảnh Nhật Bản bắt đầu xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương.- Phát hiện kênh dẫn nước niên đại 8200 năm ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được cho là một trong những kênh dẫn nước lâu đời nhất lịch sử loài người.
- Tăng cường đảm bảo an toàn đê điều - Thương mại điện tử- cách tiêu thụ nông sản hiệu quả của nông dân 4.0 - Lễ cầu mưa của người Êđê tại Buôn Ma Thuột - Bến Tre quyết liệt hành động vì IUU - Dịch bệnh trên thủy sản sẽ còn diễn biến phức tạp trong năm 2023
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS, tập hợp các nền kinh tế mới nổi gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là lần đầu tiên hội nghị BRICS được tổ chức theo hình thức trực tiếp kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên đang nỗ lực hướng tới trật tự thế giới đa cực, mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và tăng tỷ trọng trong GDP toàn cầu. Dự kiến, việc mở rộng BRICS sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này. Để có cái nhìn rõ nét hơn về hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra tại Nam Phi, phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.
Trước thực trạng giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu tăng cao đột biến, nguy cơ xảy ra tình trạng các cá nhân, tổ chức trục lợi, đẩy giá lúa gạo lên cao. Bên cạnh đó, xuất hiện những thông tin đồn thổi về nguy cơ thiếu lương thực gây hoang mang dư luận, lo lắng đối với người dân, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lúa gạo trong nước hiện nay. Để chấn chỉnh tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chỉ thị số 24 ngày 5/8/2023 về việc đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu Bộ công thương chỉ đạo Tổng cục QLTT “Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo”.
Mỗi ngày có hơn 10.000 tàu cá và hàng nghìn ngư dân hoạt động, khai thác trên các vùng biển của Tổ quốc. Việc tăng cường hệ thống thông tin liên lạc cho ngư dân được các cấp ban ngành, địa phương và doanh nghiệp không ngừng xây dựng và củng cố. Những cánh sóng được lan tỏa, giúp hành trình giong buồm ra khơi của ngư dân an toàn, không chỉ giúp đánh bắt cá tôm đầy khoang mà còn góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong tiết mục hôm nay, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự: “Tăng cường thông tin biển đảo tới ngư dân” của nhóm PV Đài TNVN.
Vốn đang phải đối mặt với ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, tác động của El Nino, lạm phát thế giới tăng cao, giá gạo thế giới lại tăng lên từng ngày khi việc Nga chính thức rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen; và mới đây nhất là Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo...Trước tình hình giá gạo thế giới tăng mạnh, Việt Nam cần chớp thời cơ ra sao và vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Ngành lúa gạo trong nước cần có chiến lược như thế nào trước những biến động liên tục của thị trường hiện nay và thời gian tới?
Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả.- Kinh tế biền bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh.- Chớp thời cơ tăng giá – Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo.- Ngăn chặn phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy không nguồn gốc xuất xứ.- Trung Quốc đáp trả phương Tây: Nguy cơ nào cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu?- Nâng cao trách nhiệm cán bộ giao dịch của ngân hàng để hỗ trợ người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo chuyển tiền.- Chớp thời cơ tăng giá – Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo
“Tăng cường xuất khẩu gạo là thời cơ trong bối cảnh hiện nay và sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung tiêu dùng trong nước và xuất khẩu” đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều nay (1/8) tại Hà Nội.
Ngày 11/7 vừa qua, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 114 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Đâu là những điểm nổi bật trong quy định mới này? Đâu là những điều kiện cần và đủ để quy định mới đi vào thực tiễn phát huy hiệu quả mạnh mẽ - tăng cường tính minh bạch trong công tác cán bộ? Xin mời quý vị đón nghe chuyên mục Đảng trong cuộc sống hôm nay.
Đang phát
Live