
Ngày 14/7, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục được ghi nhận diễn ra tại thủ đô Khắc-tum (Khartoum) và nhiều bang khác của Xu-đăng (Sudan), giữa một bên là quân đội Sudan và một bên là Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF). Thực tế đáng lo ngại này cho thấy cuộc xung đột đẫm máu đã bước sang tháng thứ 4 tại Sudan, vẫn chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt và kết thúc.
Chiều 13/7, Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia láng giềng của Sudan tổ chức tại thủ đô Cairo của Ai Cập, đã ra tuyên bố chung kêu gọi lập tức chấm dứt tình trạng xung đột đẫm máu hiện nay tại Sudan.
Đụng độ tiếp tục nổ ra tại nhiều thành phố ở Sudan ngay sau khi lệnh ngừng bắn mới nhất giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh hết hiệu lực. Hai bên trung gian cho lệnh ngừng bắn này là Saudi Arabia và Mỹ trong một tuyên bố chung vừa đưa ra đã cực lực lên án việc hai bên tham chiến ở Sudan nối lại tình trạng bạo lực, đồng thời kêu gọi chấm dứt giao tranh ngay lập tức.
Liên hợp quốc và các đối tác sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho Sudan, bất kể lệnh ngừng bắn có được thực thi ở quốc gia Bắc Phi này hay không. Tuyên bố của Liên hợp quốc, cho thấy cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan đang ở mức đáng báo động.
Số vụ đụng độ xảy ra ở các khu vực tại thủ đô Khartoum, Sudan tăng nhanh trong ngày hôm qua (4/6), ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội nước này và lực lượng bán quân sự hết hiệu lực. Tuy nhiên không chỉ đến khi Thỏa thuận hết hiệu lực mà cũng giống các thỏa thuận trước đó, thỏa thuận lần này đã liên tục bị các bên vi phạm.
Sau khi tiến trình đàm phán tại Saudi Arabia đổ vỡ, giao tranh dữ dội đã bùng phát trở lại ở thủ đô Khartoum, Sudan, khiến hàng trăm người thương vong. Đây là một trong những đợt bạo lực đẫm máu nhất tại quốc gia Đông Phi trong hơn 1 tháng qua và làm gia tăng lo ngại về nguy cơ một cuộc chiến lan rộng, với những tác động mang tầm khu vực.
Quân đội Sudan hôm qua đã tạm ngừng đàm phán với Các Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) được tổ chức tại Saudi Arabia, với cáo buộc lực lượng này không tuân thủ cam kết rút quân và liên tục vi phạm lệnh ngừng bắn. Quốc tế quan ngại nguy cơ xung đột tại Suadan leo thang và cuộc khủng hoảng nhân đạo trở nên trầm trọng hơn.
Các cuộc đụng độ đã nổ ra liên tiếp trong những ngày qua ở Sudan, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn mới có hiệu lực giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh.
Ngày 24/5, Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người Volker Turk cảnh báo các bên liên quan tại Sudan cần nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận ngừng bắn đạt được hôm 22/5. Cảnh báo này được đưa ra sau khi LHQ nhận được các báo cáo về tình hình bạo lực vẫn diễn ra ở Khartoum, đặc biệt là những vi phạm về quyền con người dưới nhiều hình thức.
Gần một tháng sau khi bùng nổ giao tranh giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh ở thủ đô Khartoum của Sudan, tác động kinh tế bắt đầu lan sang một số nước láng giềng do hơn 90% hàng xuất khẩu của Sudan sang các nước này bị đình chỉ.
Đang phát
Live