- Tìm hướng tiêu thụ sản phẩm OCOP. - Chuyển đổi tư duy sản xuất lúa thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu. - Giải pháp chăn nuôi an toàn trước dịch bệnh cúm gia cầm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp và UBND 28 tỉnh, thành phố, các Bộ, cơ quan Trung ương, các doanh nghiệp đã kiến nghị về những khó khăn trong sản xuất kinh doanh… Vậy, với chỉ thị này, các tỉnh thành phố và các doanh nghiệp sẽ cùng đồng hành phục hồi sản xuất như thế nào để chấm dứt việc mỗi tỉnh thành một chính sách riêng? Làm thế nào để doanh nghiệp không phải chịu cảnh khó khăn chồng khó khăn? BTV Lê Tuyết trò chuyện cùng bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) về nội dung này.
Liên tiếp phát hiện các vụ sản xuất hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng.- Quản lý thị trường tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp, vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, yêu cầu các địa phương khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo phục hồi sản xuất.- Số ca khỏi bệnh covid-19 tiếp tục tăng kỷ lục.- Một dự án nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Việt Nam đạt giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo kinh doanh xã hội năm 2021” ở Canada.- Mỹ lo ngại về hành động quân sự gây hấn của Trung Quốc gần lãnh thổ Đài Loan.- Triều Tiên bất ngờ thông báo bắt đầu nối lại các đường dây nóng liên Triều từ sáng nay.
Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.
Cần xây dựng các khu công nghiệp theo hướng tạo thành một hệ sinh thái bền vững, tránh gián đoạn sản xuất.- Việt Nam mục tiêu đến năm 2025 sẽ làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine và sản xuất được tối thiểu 3 loại vaccine.- Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ấn định tổ chức kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VIII (Duma Quốc gia) vào ngày 12/10.- 58.300 đôla Mỹ cho cuốn băng cát-sét ghi âm cuộc phỏng vấn ca sỹ John Lennon cùng một bài hát chưa từng được công bố của The Beatle .
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người đến năm 2030”, trong đó phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine.- Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia vẫn liên tục tăng thời gian qua, đặc biệt, 8 tháng năm nay đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.- 3 nhà mạng lớn hoàn thành việc cung cấp internet cho các điểm chưa có sóng di động hoặc không bảo đảm chất lượng trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố trong cả nước để phục vụ việc giảng dạy và học tập trực tuyến.- Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương tăng tốc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, với hi vọng mở cửa lại đất nước và khôi phục cuộc sống bình thường.- Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố chiến lược thương mại với Trung Quốc trong tuần tới.
Phục hồi kinh tế là yêu cầu sống còn - đây là một trong nhiều nội dung quan trọng được đưa ra tại Hội thảo “Bức tranh kinh tế Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022”. Sự kiện được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp với Cơ quan Thường trú Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) tại ĐBSCL và Trung tâm Trọng Tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức hôm nay (1/10) bằng hình thức trực tuyến.
- Doanh nghiệp chủ động thích ứng trong trạng thái “bình thường mới”.- Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững
Theo Chỉ thị về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, sẽ có 14 hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ được phép hoạt động. Tuy nhiên việc mở cửa sẽ không đồng loạt vào ngày mai (1/10) mà sẽ theo lộ trình và tuỳ tình hình thực tế.
Đang phát
Live