Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có khoảng 100 điểm nguy cơ sạt lở. Địa phương đang xây dựng các phương án chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai.
Tại tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, tình hình sạt lở bờ sông trở nên phức tạp, nhất là ở các địa phương ven sông Hậu, như Long Phú, Kế Sách, Cù Lao Dung. Dòng chảy mạnh đã gây ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Hiện đã bước vào cao điểm của mùa mưa, bão nên nguy cơ sạt lở tiếp tục diễn ra, do vậy ngành chức năng địa phương đang rất nỗ lực triển khai các biện pháp ứng phó.
Do ảnh hưởng bão số 4, hôm nay (19/9), tại tỉnh Quảng Trị có mưa to. Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua huyện Hướng Hóa xảy ra sạt lở tại một số điểm. Nhiều tuyến đường về các xã ở 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa bị sạt lở và nước ngập gây chia cắt giao thông. Huyện miền núi Hướng Hóa đã sơ tán khẩn cấp 84 hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Theo thống kê, trong số 54 người chết vì mưa lũ tại tỉnh Yên Bái vừa qua có tới 50 người chết do sạt lở đất, hàng chục người bị thương phải điều trị tại các cơ sở y tế. Qua kiểm tra, khảo sát tại thành phố Yên Bái đã có hơn 470 điểm sạt lở; hàng chục điểm có nguy cơ sạt lở, gần 1.000 hộ dân đã phải di dời và chuẩn bị di dời. Trước thực trạng này, giải pháp nào để hàng nghìn hộ dân có thể khắc phục sạt lở, trở về nhà mình sinh sống an toàn là câu hỏi chưa thể trả lời trong ngày một ngày hai.
Trưa 19/9, xảy ra một vụ sạt lở đất, ảnh hưởng đến nhà dân tại xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Sáng nay (19/9), do ảnh hưởng của bão số 4, tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa lớn gió mạnh. Các địa phương chủ động phương án di dời hơn 3.700 hộ để đối phó lũ quét, sạt lở đất.
Mưa lớn kéo dài đã khiến tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai xảy ra nhiều điểm sạt lở, đặc biệt đoạn đi qua địa phận tỉnh Lào Cai đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở với khối lượng lớn, các phương tiện lưu thông qua lại gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các đơn vị quản lý tuyến đã bố trí lực lượng, phương tiện ngày đêm thi công để khắc phục sụt sạt, đảm bảo an toàn giao thông.
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn.
- Phỏng vấn ông Phạm Hồng Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam về kết quả thu hút đầu tư của tỉnh - Mực nước sông Amazon xuống thấp kỷ lục – người dân thiếu nước trầm trọng
Cơn bão số 3 và hoàn lưu của bão đang tiếp tục gây thiệt hại vô cùng nặng nề về người và tài sản cho người dân hầu khắp các tỉnh miền Bắc. Trong lúc này, mưa vẫn tiếp diễn tại nhiều nơi, nước sông dâng cao. Hàng triệu hộ dân vẫn đang phải sống trong cảnh ngập lụt, chia cắt, thiếu thốn trăm bề, rất cần sự chung tay giúp đỡ để vượt qua lũ dữ. Trong khó khăn, hoạn nạn lại sáng ngời nghĩa đồng bào. Cùng với sự vào cuộc của Chính phủ, địa phương và lực lượng quân đội, công an, trong những ngày qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều nhóm cứu hộ, thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân đang đến với vùng bão lũ. Đó là điều rất trân quý, tất cả đều minh chứng cho tình cảm, nghĩa đồng bào của người Việt Nam. Nhưng từ đây cũng đặt những vấn đề, làm sao để việc hỗ trợ đồng bào vùng bão lũ phải đúng đối tượng, đúng mục tiêu, thiết thực nhất, hiệu quả nhất. 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay chúng tôi kết nối với phóng viên Thanh Hiếu, thường trú tại khu vực miền Trung và phóng viên Công Luận, thường trú khu vực Đông Bắc về nội dung này:
Đang phát
Live