Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở bờ biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phức tạp, liên tục xuất hiện những điểm sạt lở mới. Địa phương này tập trung lực lượng ứng phó, gia cố khẩn cấp các điểm sạt lở mới, hạn chế thiệt hại trong mùa mưa bão.
Tháng 9 năm 2024, sự xuất hiện của siêu bão Yagi – bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phố nước ta. Tại Tây Bắc, riêng 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái đã có 205 người chết và mất tích, hàng chục người khác bị thương, chủ yếu là do sạt lở đất; gần 30 nghìn nhà ở của người dân bị ngập lụt và sạt lở đất đá vào nhà. Cộng với các thiệt hại về nông nghiệp, hạ tầng giao thông, công trình công cộng… ước tính thiệt hại về kinh tế tới gần 13.000 tỷ đồng, chưa từng có trong lịch sử thiệt hại do thiên tai ở Tây Bắc. Giới chuyên gia đánh giá, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu là do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và chất lượng môi trường sinh thái bị suy giảm. Vẫn biết thiên tai khó lường và thường xảy đến bất ngờ, song thực tế cho thấy, nếu người dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng tránh, chủ động và sáng tạo trong ứng phó thì các thiệt hại sẽ giảm. Đây chính là thông điệp mà nhóm tác giả CQTT khu vực Tây Bắc muốn đề cập trong phóng sự “Sạt lở đất tại Tây Bắc: Làm gì để thích nghi?”
Sạt lở đất là một trong những loại hình thiên tai rất nguy hiểm, có thể xảy ra ở những nơi mà người dân không ngờ tới. Tại Việt Nam, tình trạng sạt lở đất năm nào cũng diễn ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Sạt lở đất cũng là một trong những vấn đề rất lớn mà bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Con số thương vong, mất tích về sạt lở đất vẫn đang tăng lên từng ngày tại nhiều địa phương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp gặp gỡ báo chí chung trước hội đàm- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công tác tuyển sinh Đại học 2025 phải minh bạch, công bằng, giảm áp lực- Sạt lở nghiêm trọng trên tỉnh lộ 155 khiến tuyến đường nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai với thị xã Sa Pa qua cầu Móng Sến phải tạm dừng hoạt động nhiều ngày- Thủ tướng Thái Lan kêu gọi ASEAN đóng vai trò chủ chốt giải quyết khủng hoảng ở Myanmar- Liên hợp quốc ước tính hiện có hơn 42 triệu tấn gạch đá vụn tại Gaza, mất 14 năm và ít nhất 1,2 tỷ USD để xử lý an toàn đống đổ nát nếu chiến tranh dừng lại ngay bây giờ
Mưa lớn kéo dài nhiều tháng qua, đặc biệt là đợt mưa do hoàn lưu bão số 3 đã khiến nhiều tuyến giao thông tại Bắc Kạn sạt lở nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc khắc phục các vị trí sạt lở đang gặp không ít vướng mắc, nhất là trong việc tìm vị trí tập kết đất đá phát sinh do sạt trượt.
Sau khi cung trượt lớn, có nguy cơ cao sạt lở tại bản Huổi Lắp, xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được phát hiện, hàng chục hộ dân khu vực này đã phải dựng nhà tạm để ở trong điều kiện khó khăn. Chính quyền, người dân nơi đây đang mong mỏi từng ngày được đẩy nhanh tiến độ dự án tái định cư để ổn định cuộc sống.
Vừa qua do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài dẫn đến nguy cơ sạt lở đất cao, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành sơ tán 2.300 hộ dân. Đến thời điểm hiện tại, đã có gần 2000 hộ quay về chỗ ở cũ, hiện còn 355 hộ vẫn đang ở nơi sơ tán đảm bảo an toàn. Thực tế này cho thấy việc đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở đang được các cấp, các ngành ở tỉnh Hòa Bình đặc biệt quan tâm.
Đợt mưa lũ lịch sử do bão số 3 gây ra vừa qua đã cuốn trôi và làm thiệt mạng hàng trăm người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Thiệt hại về tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Có những ngôi làng bị vùi lấp hoàn toàn và đến nay vẫn còn những thi thể chưa được tìm thấy. Thiệt hại về người chắc chắc sẽ còn lớn hơn nếu không có các thầy thuốc vượt qua mọi khó khăn, tận tình cấp cứu, điều trị cho người bị nạn trong cơn lũ dữ. Phóng sự của phóng viên Văn Hải ghi lại những hình ảnh y, bác sỹ với tấm áo blue trắng đẫm bùn nước, hết lòng cứu người bệnh trong mưa lũ.
Vừa qua do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài dẫn đến nguy cơ sạt lở đất cao, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành sơ tán 2.300 hộ dân. Đến thời điểm hiện tại, đã có gần 2000 hộ quay về chỗ ở cũ, hiện còn 355 hộ vẫn đang ở nơi sơ tán đảm bảo an toàn. Thực tế này cho thấy việc đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong vùng nguy cơ sạt lở đang được các cấp, các ngành ở tỉnh Hòa Bình đặc biệt quan tâm.
Hiện nay, ở miền núi tỉnh Quảng Trị có nhiều khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét. Người dân sống dưới chân núi nơm nớp lo sợ sạt trượt đất, lở núi mỗi khi mưa lớn. Chính quyền nơi đây chủ động cảnh báo và xây dựng phương án di chuyển người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm mỗi khi xảy ra mưa bão.
Đang phát
Live