
Làm việc với Ban chỉ đạo công tác bầu cử tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu địa phương tuyên truyền để nhân dân hiểu biết đúng về cơ cấu, thành phần đại biểu, từ đó có những lựa chọn chính xác.- Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s tăng triển vọng của Việt Nam hai bậc lên Tích cực. Đây là sự ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế ấn tượng của nước ta vượt xa các quốc gia có xếp hạng tín nhiệm tương đồng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.- Hạ viện Mỹ thông qua 2 dự luật hợp pháp hóa người nhập cư bất hợp pháp, qua đó cấp quy chế hợp pháp cho khoảng 11 triệu người nhập cư trái phép đang sinh sống tại Mỹ.- Triều Tiên tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Malaysia sau khi nước này dẫn độ một công dân Triều Tiên sang Mỹ.-Một nghiên cứu mới nhất cho thấy, sóng siêu âm có thể tiêu diệt virus Sars Cov2
Thời điểm này, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đã và đang được tổ chức ở trung ương và địa phương. Đây là khâu quan trọng trong quy trình bầu cử nhằm lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, năng lực, phẩm chất đạo đức. Theo quy định của luật bầu cử, Hội nghị hiệp thương lựa chọn người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND được tiến hành 3 lần. Trên cơ sở đó, cử tri sẽ thể hiện quyền quyết định lựa chọn của mình qua lá phiếu bầu. Do đó, tổ chức hiệp thương phải cẩn trọng, phát huy tính trách nhiệm của từng chủ thể, tôn trọng tính khách quan, công bằng, minh bạch, dân chủ. Vậy làm thế nào để hiệp thương là cuộc sát hạch "gạn đục khơi trong" các ứng cử viên, thể hiện được đúng ý nguyện của nhân dân? khách mời là ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng BTV Đài TNVN bàn luận nội dung này.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.- Đã giới thiệu 205 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 ở Trung ương. Đến nay, cả nước có 77 người nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở 24 tỉnh, thành phố.- Bộ Nội vụ trả lời việc xử lý những sai phạm tại Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.- Tiếp xúc cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc chưa tạo được bước ngoặt.- Dự báo kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng 4,7%.
Cuộc bầu cử Đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là dịp để những người đủ đức, đủ tài, đủ trí tuệ ứng cử và tự ứng cử vị trí người đại biểu dân cử. Cho đến thời điểm này, đã kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử theo đúng quy định. Như vậy, công việc còn lại là các ứng cử viên thể hiện năng lực, chương trình hành động của mình trước cử tri.
Trong Chuyên mục “Hỏi đáp về bầu cử” hôm nay, Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Giám đốc Công ty Luật Intercode sẽ giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến quyền bầu cử của người dân và những trường hợp không được ứng cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân. Cụ thể:- Quyền bầu cử là gì? Quyền ứng cử là gì?- Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?- Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Chiều nay (16/3), Ủy ban bầu cử TPHCM họp phiên thứ năm về công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tin của phóng viên thường trú tại TPHCM.
Trong Chuyên mục “Hỏi đáp về bầu cử” hôm nay, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật Thiên Thanh giải đáp câu hỏi liên quan đến việc lập và công bố danh sách những người ứng cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND theo Luật Bầu cử Đại biểu QH và Đại biểu HĐND. Cụ thể: - Việc lâp và công bố Danh sách chính thức ứng cử viên Đại biểu QH và HĐND các cấp được thực hiện như thế nào? - Việc thay đổi, điều chỉnh Hồ sơ ứng cử được thực hiện ra sao?
Đang phát
Live