VOV1 - Ngày 11/2, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày quốc tế phụ nữ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm vinh danh nỗ lực của phụ nữ toàn cầu vượt qua khó khăn, thách thức để hiện thực khát vọng vươn xa vào vũ trụ.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nâng cao quyền năng của phụ nữ trong quá trình ra quyết định chính sách và hành động về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, sáng 27/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức Lễ khởi động Dự án “Đối tác Xanh do Phụ nữ lãnh đạo”.
Đồng bào Chăm ở tỉnh Bình Thuận hiện có trên 9.041 hộ với gần 40.000 nhân khẩu, sống tập trung ở 4 xã thuần và 9 thôn xen ghép; trong đó, cư trú đông nhất ở huyện Bắc Bình. Do trình độ học vấn của chị em phụ nữ Chăm không đồng đều, cùng với đó là phong tục tập quán, nên việc nói để họ nghe và làm theo là việc không dễ. Với vai trò là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị Đặng Thị Duyên ở xã Phan Thanh và Kim Nữ Trầm Ngâm ở xã Phan Hoà, huyện Bắc Bình đã làm được điều đó nhờ sự tận tâm, trách nhiệm và bằng chính câu chuyện của mình.
Với việc cụ thể hóa mô hình “3 sạch” là sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp thành những hành động cụ thể, phụ nữ Đắk Lắk đang tích cực góp phần thực hiện các tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, chung tay cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.
Sáng nay (10/12), hơn 1.400 đại biểu đến từ các đại sứ quán, tổ chức quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước, khối trường đại học,cao đẳng, các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo hàng đầu tại Việt Nam và hàng nghìn nữ sinh ngành công nghệ đã tham gia triển lãm và thảo luận về thách thức và cơ hội việc làm tương lai cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam trong các ngành công nghệ và STEM. Chương trình do Cơ quan Liên hợp quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (VNEI) và Thành đoàn Hà Nội tổ chức với chủ đề “Đối thoại về tương lai số: Phụ nữ và trẻ em gái trong ngành công nghệ và STEM”. Phóng viên Hà Nam thông tin:
Sáng nay (29/11), Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần thứ 5 với chủ đề "Hướng tới một xã hội hòa nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ" được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và tái định cư Myanma chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng/trưởng đoàn phụ trách lĩnh vực phụ nữ của 10 nước thành viên ASEAN. Đoàn đại biểu Đông Timo tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan làm trưởng đoàn tham dự hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới tại VN hiện chiếm khoảng 63%. Trong đó tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 27,2%, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5% và chiếm hơn 20% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tại Việt Nam. Đây là một trong những lực lượng lao động chủ lực, có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững. “Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế xanh” – nội dung của chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Ở bài 1, chúng tôi đã đề cập “Những cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt” từ sự bất bình đẳng giới trong gia đình, cho thấy để người phụ nữ dám thay đổi, dám lên tiếng thì ngoài nhận thức của phụ nữ thì phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của nam giới, coi đây là vấn đề của nam giới và trách nhiệm của nam giới chứ không chỉ kêu gọi nam giới “động lòng” hay “thông cảm”. Từ thực tế này, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, dự án phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trong bài 2 của loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ”, chúng tôi gửi đến quý vị và các bạn bài viết với nhan đề “Dám đấu tranh, dám thay đổi”.
Mặc dù những năm qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, thế nhưng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn tồn tại từ lâu ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức cả về thể xác và tinh thần. Phần lớn người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ truyền thống, phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhẫn nhịn chịu đựng, chấp nhận bị bạo hành, không dám lên tiếng, cuộc sống chìm trong nỗi đau bạo hành. Cần phải đấu tranh để thay đổi bình đẳng giới cùng những hành động và chính sách thiết thực hơn, Đây cũng là nội dung được chúng tôi phân tích trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: không chỉ vì phụ nữ”. Chương trình hôm nay, mới quý vị và các bạn bài cùng nghe bài 1 có nhan đề “Những cuộc hôn nhân chan nước mắt”.
Theo đại diện Văn phòng Quỹ Châu Á tại Việt Nam, "Công việc chăm sóc không lương bao gồm chăm sóc con cái, người già và các công việc nội trợ vẫn là gánh nặng lớn đối với phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người đang điều hành các doanh nghiệp nhỏ. " Làm thế nào để nâng cao kỹ năng số, giúp phụ nữ cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc là nội dung toạ đàm do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á (TAF) tổ chức chiều nay (22/11/2024) tại Hà Nội.
Đang phát
Live