Kịch bản phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2024 và giải pháp đặt ra.- Tăng cường giải pháp đảm bảo điện gắn với công khai minh bạch về hoạt động điện lực trong năm 2024.
“Phát triển Tây Nguyên cần cân đối sử dụng nguồn nước hợp lý”. Đây là ý kiến được nhiều đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học “ Nước với cuộc sống và con người Tây Nguyên” do Hội Địa chất thuỷ văn Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức sáng nay ( 12-1), tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; chú trọng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Đây là quan điểm thứ 5 trong 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Nghị quyết 01/2024 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024. Đây tiếp tục là bước cụ thể hóa của chính phủ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vấn đề phát triển văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Vốn văn hóa chính là những giá trị tàng ẩn trong các loại tài sản văn hóa. Nhiều chính sách của chính phủ hiện nay đang khuyến khích để phát triển bền vững dựa vào văn hóa, coi văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội – là nguồn tài nguyên to lớn của đất nước. Vậy vốn văn hóa này ở đâu? Tài sản văn hóa đó là gì? Cần sử dụng tài sản văn hóa cho phát triển bền vững như thế nào và loại tài sản này cần được bảo vệ ra sao?
Trên vùng biên giới của tỉnh Kon Tum, Huyện uỷ Sa Thầy luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng ở khu vực nông thôn và vùng dân tộc thiểu số. Tại đây, các Chi bộ thôn làng và từng đảng viên thực sự là những đầu tàu gương mẫu trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế để cuộc sống của mỗi đảng viên, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
- Các Bộ, ngành, địa phương triển khai Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02 của Chính phủ về giải pháp phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện môi trường kinh doanh - Triển khai hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu – Thực trạng và giải pháp.
Kéo dài các chính sách kinh tế, tìm hướng đi mới cho xuất khẩu, thúc đẩy tiêu dùng nội địa... là những giải pháp đặt ra để Việt Nam vượt qua "những cơn gió ngược”. Nội dung này được đề cập tại Diễn đàn kinh tế vĩ mô năm 2024 với chủ đề "Kinh tế Việt Nam vượt những cơn gió ngược" diễn ra sáng nay (9/1) tại TP.HCM. Diễn đàn do Đại học Ngân hàng TP.HCM và Báo Dân trí tổ chức.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn đang là ưu tiên của tỉnh Hải Dương nhằm phát huy "giá trị kép", vừa thu hút khách du lịch, vừa tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp và thu nhập của người dân. Tuy nhiên, các điểm du lịch nông nghiệp tại Hải Dương còn mang tính mùa vụ, chưa được đầu tư bài bản.
Thời gian vừa qua, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã nỗ lực triển khai các nhóm giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể, năm 2023, từ các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, áp dụng trí tuệ nhân tạo AI, xây dựng mô hình quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với các hoạt động thương mại điện tử…đã thu được hơn chục nghìn tỷ đồng. Năm 2024 này, Ngành thuế tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp,“Tăng cường đổi mới quản lý thuế trong nền kinh tế số” và “Xây dựng công cụ tự động thu thập dữ liệu của các đối tượng kinh doanh trực tuyến, phấn đấu tăng thu ngân sách từ lĩnh vực này.
Vượt qua khó khăn, thách thức của một tỉnh biên giới nghèo những ngày đầu chia tách năm 2004; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và nỗ lực vươn lên của người dân, Lai Châu đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh kém phát triển. Những bước đi vững chắc trên chặng đường 20 năm xây dựng, phát triển đã, đang giúp Lai Châu chuyển mình nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.
Công ty Cổ phần Công nghệ mạng Lancs Việt Nam (Lancs Networks) vừa ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Secure City Solutions, Canada nhằm tích hợp công nghệ, phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy thương mại sản phẩm “Make in vietnam” ra thị trường nước ngoài. Sự kiện giữa 2 doanh nghiệp được nhìn nhận sẽ góp phần thúc đẩy ngoại giao kinh tế giữa Canada và Việt Nam. Chứng kiến lễ ký kết có đại diện Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, đại diện Bộ Thông tin & Truyền thông cùng các đối tác liên quan.
Đang phát
Live