Sau gần 1 tuần thực hiện việc “nới lỏng giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 23/4 đến nay, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước đã dần trở lại, nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại, dịch vụ… ở các tỉnh, thành phố lớn hoạt động trở lại những ngày qua. Nhiều cơ quan, công xưởng sản xuất đã bắt đầu lên kế hoạch tăng tốc sản xuất - bù lại cho những thời điểm phải tạm dừng, giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Việc đảm bảo điện an toàn, thông suốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân ra sao, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn điện từ thủy điện đang gặp khó khăn vì khô hạn, và đây vẫn đang là thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao ở khu vực miền Nam và cũng bắt đầu mùa nóng ở miền Bắc và miền Trung? Khách mời là ông Vũ Xuân Khu - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cùng bàn luận về nội dung “Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” - để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
"Chung sống an toàn để phát triển"- đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhấn mạnh 4 an toàn trong thời điểm này, đó là sản xuất an toàn, đi lại an toàn, đến trường an toàn và khám chữa bệnh an toàn. Vậy, sự điểu chỉnh ấy sẽ được thực hiện như thế nào? Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Thường trực Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế đã lựa chọn và công bố 5 băng tần dùng cho công nghệ di động không dây thế hệ thứ 5 - gọi tắt là 5G. Công nghệ 5G sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng không chỉ riêng viễn thông, mà sẽ tác động hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Dự kiến, đến năm 2025, số lượng kết nối 5G tại khu vực châu Á sẽ có thể đứng đầu thế giới, chiếm hơn 50% kết nối 5G toàn cầu. Do đó, để có thể giữ vững thị trường 5G, thì cùng với việc sản xuất những thiết bị kết nối 5G, các doanh nghiệp Việt cần quan tâm phát triển hệ sinh thái 5G, với những ứng dụng hữu ích đóng vai trò quan trọng trong đời sống, giúp kết nối vạn vật với Internet và đem lại doanh thu phát triển nền kinh tế số. Khi đó, cơ sở hạ tầng viễn thông Internet sẽ không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà còn là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Do đó, để công nghệ 5G có thể trở thành hạ tầng công nghệ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nền tảng số, thì cần sự chuyển đổi số của từng cá nhân, doanh nghiệp, từng ngành từng lĩnh vực.
Đang phát
Live