Theo nguồn tin từ Thượng viện Nhật Bản, công tác chuẩn bị để chào mừng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã được tiến hành chu đáo và đến thời điểm hiện tại, tất cả các khâu cần thiết đều đã hoàn tất. Chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam được coi là sự kiện ngoại giao nghị viện quan trọng nhất kể từ khi Nhật Bản tổ chức thành công tổng tuyển cử lần thứ 50, bầu ra Hạ viện nhiệm kỳ mới cho đến nay. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà lập pháp Nhật Bản đánh giá cao ý nghĩa và đóng góp của hoạt động này đối với việc tăng cường quan hệ song phương, không chỉ giữa hai Quốc hội, mà còn cho cả việc thúc đẩy quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”, mà Việt Nam và Nhật Bản vừa xác lập tháng 11 năm 2023, lên một tầm cao mới. Đây là điều được Hạ nghị sỹ Soramoto Seiki khẳng định khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Tokyo.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng đại diện các cơ quan thực hiện nghi thức Công bố Bộ pháp điển Việt Nam. Bộ pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9.000 văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp Trung ương và được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic. Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng Bộ pháp điển đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như góp phần vào việc áp dụng và thi hành pháp luật được hiệu quả. Thông qua công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” hơn 08 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đây là công cụ tra cứu pháp luật chính thống, toàn diện, khoa học đã chính thức được công bố và đưa vào cuộc sống sau chặng đường hơn 10 năm triển khai thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL.
Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa quy định, thủ tục hành chính, thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID...Đây là những thông tin được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Bộ tư pháp tổ chức sáng nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 02/12 bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến A rập Xê út để tìm kiến giải pháp ngoại giao cho vấn đề hoà bình tại Trung Đông, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Pháp và A rập Xê út trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khí hậu và tham dự Hội nghị quốc tế về nước (One Planet) do chính Pháp khởi xướng.
Chính phủ của Thủ tướng Pháp Michel Barnier đang tiếp tục bế tắc trong nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ nhằm thông qua Dự luật ngân sách năm 2025, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ. Không dừng lại ở đó, nhiều chính đảng còn đang gây sức ép, kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron - người được cho phải chịu trách nhiệm cho những bế tắc hiện nay, phải từ chức. Với những diễn biến “không lối thoát”, liệu tương lai chính phủ của Thủ tướng Barnier cũng như cá nhân Tổng thống Macron phải đối diện những kịch bản nào? Phóng viên Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp đề cập nội dung này.
Áp lực đang đè nặng lên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ngày càng nhiều chính đảng kêu gọi người đứng đầu nước Pháp từ chức trong bối cảnh người được ông Macron chỉ định làm Thủ tướng gặp bế tắc trong nỗ lực thông qua Dự luật ngân sách năm 2025 và chính phủ non trẻ đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Hôm nay 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo năm 2024; báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; Kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.
Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy tổ chức thi hành pháp luật hiệu quả, hướng tới môi trường pháp lý tiến bộ tại cấp cơ sở; quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân được đảm bảo, góp phần nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật. Sau đây là tổng hợp của phóng viên Đài TNVN về kết quả triển khai công tác tiếp cận pháp luật:
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới….Thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước” Cùng với lập luận sắc bén, toàn diện về những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xem đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết, mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Không có thể chế phù hợp, những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước sẽ là gì? Những yếu tố nào để đổi mới tư duy lập pháp đạt được yêu cầu vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Việt Nam Kỷ nguyên vươn mình với chủ đề: "Nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn", với sự tham gia của vị khách mời là Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên điều hành cấp cao Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân đối với các quy định của pháp luật và xây dựng nền hành chính cơ sở ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại. Vì thế, đây là hoạt động được các địa phương quan tâm thời gian qua. Tổng hợp của phóng viên Đài TNVN về hoạt động này:
Đang phát
Live