- Tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay trả lương người lao động ngừng việc, giảm gần 1.000 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng - Đây là những tín hiệu vui nhằm chung tay cùng doanh nghiệp tái khởi động nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phát động Chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" nhằm kích cầu du lịch nội địa.- Một số ý kiến lo lắng đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020 chưa có độ phân hóa, có thể khiến các trường đại học gặp khó trong tuyển sinh.- Quốc hội Pháp chính thức thông qua luật kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 10/7.- Bình luận: Đột phá nhưng còn nhiều thách thức trong việc thành lập chính phủ ở Ixraen.
Chính phủ và các địa phương tại Pháp đang tất bật chuẩn bị cho giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa, sẽ bắt đầu sau 3 ngày nữa, trong bối cảnh tổn thất nhân mạng vì Covid-19 tại nước này đã vượt qua cột mốc 26 ngàn. Phóng viên Huỳnh Điệp, cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin.
Cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới, ngành du lịch của Pháp đang chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Không chỉ khiến doanh thu giảm, đại dịch còn biến một trong những bãi biển hút khách của Pháp trở thành “thị trấn ma”. Với số người thiệt mạng và nhiễm Covid-19 tăng cao ở Pháp, Chính phủ nước này vẫn chưa có quyết định giảm bớt các hạn chế dịch. Điều này đồng nghĩa với việc, ngành du lịch của Pháp sẽ còn phải đối mặt với khó khăn trong một thời gian dài.
- Khoảng trống pháp lý về bảo vệ chăm sóc trẻ em.- Bảo vệ người dưới 18 tuổi trong hoàn cảnh pháp lý đặc biệt.
Mặc dù tình hình dịch bệnh đã có diễn biến tích cực, nhưng nước Pháp vẫn trong tình trạng y tế đặc biệt khó khăn. Chính phủ nước này dự kiến sẽ kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp thêm 2 tháng, với nhiều biện pháp chặt chẽ nhằm hạn chế dịch bệnh bùng phát trở lại. Huỳnh Điệp, phóng viên cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp, đưa tin.
- 16 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng. Hà Nội khẳng định, ca nghi nhiễm tại Kiêu Kỵ, Gia Lâm đã cho kết quả xét nghiệm âm tính với Sars CoV2.- Mỹ và Pháp công bố gói tài chính hỗ trợ Việt Nam chống dịch COVID-19-19.- 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã quyết định cho học sinh trở lại trường vào ngày 4/5 sau thời gian dài nghỉ vì dịch COVID-19. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra bộ tiêu chí để đảm bảo an toàn trường học.- Tiếp tục Loạt bài: Tây Nguyên đối mặt với khô hạn: Giải pháp nào cho 2 triệu ha cây trồng, phóng viên Đài TNVN nêu nghịch lý “Khát khô bên những công trình chứa nước khổng lồ”.- Chủ tịch Kim Jong-un xuất hiện trở lại sau 3 tuần vắng bóng, xóa tan những đồn đoán xoay quanh tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo này.- Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới nguồn gốc virus Sars CoV-2 trong tuần này đã leo thang lên một nấc thang mới sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và thậm chí là công khai khả năng đòi tiền bồi thường.
Từ ngày 1/12/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em, với hơn 8.700 trẻ bị xâm hại, trong đó trẻ em nam là gần 1.700 người, trẻ em nữ là hơn 7.000 người. Trẻ em chịu nhiều hình thức xâm hại như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc… Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018. Những con số được xem là chưa phản ánh khách quan tình hình thực tế nhưng cũng thể hiện những đòi hỏi về công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra rất nghiêm trọng trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc tìm ra các giải pháp để tiếp tục ứng phó trước mắt và lâu dài với tình hình trên là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, các ngành, địa phương liên quan cần đặc biệt quan tâm.
Ngày hôm qua (27/4), phóng viên Đài TNVN đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch Ủy ban Luật pháp Quốc tế Liên hợp quốc - Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, phân tích rõ những tính toán của Trung Quốc trên Biển Đông. Tiếp tục loạt bài phỏng vấn này, hôm nay (28/4), Đài TNVN gửi đến quan điểm của nhà nghiên cứu Pooja Bhatt, trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru của Ấn Độ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ấn Độ mới đây, nhà nghiên cứu Pooja Bhatt nhấn mạnh rằng, “Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp, qua đó họ có thể tự đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”, vì thế, “các nước cần đưa ra một Tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hành động phi pháp trên Biển Đông thay vì đưa ra các tuyên bố đơn lẻ”. Nhà nghiên cứu Ấn Độ cũng nhấn mạnh rằng, không một cường quốc nào có thể cho mình cái quyền tự mình “dẫm chân lên luật pháp quốc tế”. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn của phóng viên Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ và nhà nghiên cứu Pooja Bhatt.
- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)