Thời gian qua, nhiều loại hình tội phạm mới phát sinh như: lừa đảo trên môi trường mạng, buôn bán ma túy đe dọa đến an ninh trường học, bắt cóc trẻ em, mua bán người... Điều này gây tâm lý bất an cho người dân, đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an toàn xã hội. Vậy giải pháp nào ngăn chặn các loại tội phạm với những phương thức, thủ đoạn mới?
Với vai trò, trách nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chị Lưu Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tư pháp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã gắn bó với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại mảnh đất này và trở thành "chú ong thợ" ngày ngày “thức khuya, dậy sớm” đem những kiến thức pháp luật đến với từng người dân nơi đây
Thành phố vườn đang là một phong trào quy hoạch đô thị, tạo không gian xanh cho các đô thị vốn ngột ngạt vì khói xe. Theo phong trào này, những khu rừng đô thị mini có thể được hình thành ở mọi ngóc ngách của đô thị và tại Paris, một bùng binh đông đúc đang được thiết kế thành “rừng đô thị” đầu tiên trong kế hoạch biến thủ đô của Pháp thành một “thành phố vườn”.
Theo báo cáo của Bộ Công an, từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023, toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội về trật tự xã hội (tăng 18% so với cùng kỳ năm trước), làm 1.200 người chết (tăng gần 13%), hơn 9.400 người bị thương và gây thiệt hại tài sản khoảng hơn 13.000 tỷ đồng... Tình hình tội phạm gia tăng và có diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn mới, ngày càng tinh vi. Vì sao tội phạm gia tăng cùng với sự gia tăng nhiều phương thức, thủ đoạn mới và cần có giải pháp gì để phòng ngừa và đấu tranh? Phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống.
Một trong ba vấn đề trọng tâm của Nghị quyết số 27 ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, đó là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững. Trong bối cảnh tình hình mới có nhiều biến động, trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng phức tạp từ thực tiễn cuộc sống, hệ thống pháp luật chịu những tác động gì và cần hoàn thiện như thế nào? Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, cơ quan “gác cổng” trong xây dựng và triển khai thi hành pháp luật cần được xác định như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Trong hai ngày 2-3/12 đã diễn ra Hội chợ về Châu Á tại thành phố Lyon, nằm ở phía đông nước Pháp. Sự kiện đã quy tụ sự tham gia của nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… và Việt Nam, với tư cách là khách mời danh dự.
Sáng nay (1/12), nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12) và Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/ AIDS năm 2023, tại Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk (ở xã Tân Tiến, huyện Krông Pắk) diễn ra Hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS dành cho các học viên.
Bảo hiểm y tế vốn được coi là “chiếc phao cứu sinh” cho người bệnh, nhưng không phải lúc nào chiếc phao đó cũng phát huy tối đa hiệu quả. Hiện nay ở nước ta, số tiền người dân phải tự chi trả cho dịch vụ y tế chiếm gần 45% tổng tiền viện phí - cao gấp hơn 2 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy “Giải pháp nào giảm chi tiêu dịch vụ y tế từ túi tiền của người bệnh?” - một trong những vấn đề “nóng” đang được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm, cũng sẽ được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện sau ít phút nữa.
Ngày 29/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên 2023 với chủ đề "Xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới". Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường tiếp cận pháp luật và tư pháp tại Việt Nam" (EU JULE) do EU và UNDP hỗ trợ.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6. Đánh giá cao sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xử lý tài sản công, không để sơ hở, bất cập để các đối tượng tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã giải trình làm rõ thêm những băn khoăn của đại biểu đóng góp cho dự án luật
Đang phát
Live