Bắt đầu từ cuối tuần này, hơn 500 nghìn người dân thành phố Montpellier, ở miền nam nước Pháp sẽ được sử dụng miễn phí các phương tiện giao thông công cộng.
Thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, đến nay, nhiều mô hình hỗ trợ người bán dâm trở lại với cuộc sống đã được triển khai ở nhiều địa phương. Những mô hình này đã giúp người bán dâm tìm cho mình một cuộc sống mới, đồng thời cũng cho thấy cách làm hết sức ý nghĩa nhân văn của Chương trình. Tại nhiều tỉnh, thành phố, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đưa nhiệm vụ phòng, chống mại dâm vào Nghị quyết và Kế hoạch, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống mại dâm thông qua huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng; các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia công tác hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm…Ông Lê Đức Quang, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh xã hội cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thời gian qua, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua biên giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng và ngày một nghiêm trọng hơn. Là một trong những lực lượng có chức năng phòng, chống buôn lậu nói chung và ma túy nói riêng, lực lượng Hải quan có vai trò hết sức quan trọng bởi địa bàn hoạt động chủ yếu là tại cửa khẩu, sân bay, bến cảng nơi ma túy có thể được vận chuyển trái phép qua lại. Nếu ngăn chặn tốt ở biên giới, lượng ma túy thẩm lậu vào nội địa sẽ giảm đi rất nhiều, nhận thức rõ điều đó nên từ lâu ngành Hải quan luôn coi công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài. Bên cạnh nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phòng, chống ma túy của ngành Hải quan. Do chủ động thực hiện tốt các công tác này nên 11 tháng đầu năm 2023, ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ 244 vụ mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, trong đó cơ quan hải quan chủ trì 112 vụ.
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 28, sáng nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã thống nhất bổ sung 4 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Ngày 16/12, chú gà trống vàng đã được đặt lên đỉnh Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Pháp, một biểu tượng cho sự tái sinh sau vụ hỏa hoạn xảy ra tại nơi đây vào năm 2019.
Giải thưởng hành động vì cộng đồng - Từ vinh danh đến hành động thực tế- A Lưới bỏ dần những hủ tục để sống văn minh- Pháp tạo các rừng đô thị mi ni để làm mát thành phố
Trước đây, cuộc sống đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều sống trên dãy Trường Sơn, tỉnh Quảng Bình, còn nặng những hủ tục, kìm hãm sự phát triển. Hủ tục cũng là rào cản đối với sự tiến bộ của người phụ nữ, phân biệt giới tính, thiếu bình đẳng giới trong bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, đời sống kinh tế - xã hội khởi sắc, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số cũng từng bước được nâng cao. Thời gian gần đây, Tổ truyền thông cộng đồng ở xã Trường Sơn hoạt động có hiệu quả, góp phần tuyên truyền và vận động thực hiện bình đẳng giới, giúp người dân hướng tới cuộc sống giàu đẹp.
Sáng nay, tại TPHCM, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM tổ chức Diễn đàn Hỗ trợ pháp lý đầu tư 2023 với chủ đề “Kiến tạo lợi thế mới cho nhà đầu tư TP.HCM trong bối cảnh Nghị quyết 98”.
Pháp sẽ ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi công nghiệp xanh, trí tuệ nhân tạo và cuộc đua vào không gian. Đây là tuyên bố của Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron hôm qua (11/12) khi nói về giai đoạn 2 của kế hoạch “Nước Pháp 2030” đề ra cách đây 2 năm với nội dung phục hồi sức mạnh của ngành công nghiệp Pháp.
Nhờ thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, người dân ở khu vực biên giới Lai Châu đã có chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Những chương trình hành động, việc làm cụ thể, hiệu quả, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và lực lượng trên địa bàn đã góp phần củng cố niềm tin, thắt chặt sự đoàn kết, gắn bó với cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, tạo ra thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Đang phát
Live