Gần một tuần sau chiến thắng chấn động của đảng cực hữu “Tập hợp quốc gia” trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu tại Pháp và quyết định bất ngờ giải tán Quốc hội của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm nay (15/6) hàng loạt cuộc tuần hành lớn đồng loạt diễn ra trên khắp nước Pháp để phản đối tư tưởng cực hữu và vận động người dân đi bỏ phiếu chống đảng cực hữu “Tập hợp quốc gia” giành chiến thắng tại cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn sẽ diễn ra trong 2 tuần nữa.
Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Xây dựng hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên như thế nào đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả, nhưng cũng bảo đảm an toàn cho xã hội trong quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên.
Đảng cực hữu “Tập hợp quốc gia” đã giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu khoá 2024-2029 diễn ra hôm qua (9/6) tại Pháp với số phiếu gấp đôi liên minh “Phục hưng” cầm quyền ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron và dẫn đến việc người đứng đầu nước Pháp quyết định giải tán Quốc hội và tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến thăm tới Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chuyến thăm này nhằm tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc xung đột Nga-Ukraina và các thách thức từ cạnh tranh Trung-Mỹ và bất ổn từ xung đột ở Trung Đông. Vào thời điểm có những lo ngại kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào cuối năm nay, có thể làm đảo lộn trật tự địa chính trị hiện tại, trong chuyến thăm Pháp lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tái khẳng định những cam kết với các đồng minh của Mỹ và sự ủng hộ kiên định đối với an ninh châu Âu. Liệu những cam kết mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong chuyến thăm Pháp lần này có trấn an các đồng minh ở châu Âu?
Trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ luôn thúc đẩy các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó việc tháo gỡ bất cập về pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ, giải pháp không mới nhưng rất quan trọng để góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024 mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc tiếp tục tháo gỡ những bất cập pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra. Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong; Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 chiều 1/6, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, mặc dù doanh nghiệp thành lập mới có tăng hơn so với cùng kỳ nhưng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần tiếp tục các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, kinh doanh thuận lợi.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm Đức 3 ngày nhằm khẳng định sự bền chặt cũng như hâm nóng mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu châu Âu. Dù thường xuyên thăm viếng lẫn nhau nhưng đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp đến Đức trong vòng 24 năm qua.
Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron hôm qua đã bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 3 ngày đến quốc gia láng giềng Đức để nhằm khẳng định mối quan hệ vững chắc giữa hai cường quốc lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) và cùng hoá giải những bất đồng trong bối cảnh cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp diễn ra.
Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron tối 24/5 đã gặp ngoại trưởng 4 nước Qatar, Ai Cập, Ả rập Xê út và Jordan để thảo luận về tình hình Trung Đông và khởi động lại lệnh ngừng bắn mới giữa Israel và Hamas.
Đang phát
Live