“ Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải dành sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này đúng tầm là một khâu đột phá chiến lược, thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển. Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là đầu tư cho phát triển”. Đó là kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế vừa diễn ra.
Hoạt động xây dựng pháp luật kể từ khi ban hành Hiến pháp năm 2013 đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặt cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích của người dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy vậy, trong xây dựng pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như: tính ổn định thấp, tần suất sửa đổi, bổ sung cao, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật, chưa phù hợp thực tiễn; chế tài xử lý vi phạm chưa phù hợp…Do đó, cần thực hiện các giải pháp đột phá để khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Bất cập những quy định trong Luật Đất đai về thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng - Tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân miền núi - Phá rừng phòng hộ ở Bình Định.
“Hơn 60% văn bản hướng dẫn thi hành luật chậm ban hành” là con số thống kê do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đưa ra tại phiên họp mở rộng, xem xét thẩm tra sơ bộ báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp và thực hiện Nghị quyết số 67 của Quốc hội về tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, diễn ra sáng nay 6/9 tại Nhà Quốc hội.
- Tai nạn tàu cá, những lo ngại trong mùa mưa bão. - Vươn khơi bám biển: "Tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi". + Cảnh sát biển phối hợp huyện đảo Bạch Long Vỹ tăng cường phổ biến chính sách và pháp luật biển cho ngư dân vươn khơi + Phỏng vấn bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ thanh tra pháp chế, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT về những văn bản luật cần biết khi vươn khơi xa
Một trong những vấn đề quan trọng của Nhà nước pháp quyền trong tình hình mới hiện nay chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp tạo ra nền tảng cơ bản để mọi người dân, cơ quan, tổ chức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật…Chuơng trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này.
Doanh nghiệp thủy sản khôi phục sản xuất trước ảnh hưởng dịch bệnh Những người lính nhà giàn DK1: Vững vàng nơi đầu sóng Phỏng vấn Đại tá Lương Đình Hưng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ pháp luật, BTL Cảnh sát biển Việt Nam về tuyên truyền pháp luật đến người dân vùng biển đảo
Thực hiện chức năng phản biện xã hội, thời gian gần đây, báo chí tích cực tham gia phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý có đóng góp không nhỏ của đội ngũ báo chí, như các vụ đại án ở các ngân hàng, các vụ án tham nhũng đất đai tại thành phố Hồ Chí Minh đến các vụ bổ nhiệm cán bộ thần tốc ở môt số ngành, địa phương… Tuy nhiên, trên thực tế, những người làm báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn, bị “trù dập”, cô lập, thậm chí bị hành hung, trong khi cơ chế bảo vệ nhà báo chưa thực sự hoàn thiện.
Từ lâu nước ta đã có nhiều văn bản chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các chính sách đó đã được pháp luật hóa bằng Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Luật cạnh tranh… và hàng chục Nghị định, Thông tư khác nhau. Vậy nhưng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn luôn là câu chuyện thời sự nóng bỏng với nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng như: bao giờ người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ? Bao giờ thì cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát huy được hiệu quả thực sự? Vậy cần những giải pháp gì để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng?
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch đã phải hy sinh, vất vả để nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Thế nhưng, trên thực tế còn không ít người vẫn ngang nhiên vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng, tốn kém tiền của, khiến công tác chống dịch đã rất khó khăn lại càng chồng chất khó khăn hơn. Vì sao người dân lại vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh dù đã được cảnh báo liên tục? Cần làm gì để nâng cao ý thức người dân? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong các trường hợp này như thế nào?
Đang phát
Live