-Tháo gỡ khó khăn tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết 105.-Thành phố Hồ Chí Minh tập trung tái sản xuất.
- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương tạo thuận lợi để lưu thông hàng hóa trong điều kiện dịch bệnh- Tháo gỡ khó khăn vận tải – Triển khai Nghị quyết 105 của Chính phủ- Phát huy lợi thế vận tải hàng hóa bằng đường thủy- thực tế tại ĐBSCL
Nghị quyết 105- hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại trong đại dịch.- Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD.- Nhiều dự án truyền tải điện 500kV quan trọng vướng mắc mặt bằng cần sớm được tháo gỡ: Thực tế tại Dự án đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song công tác an sinh xã hội luôn được Chính phủ quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi đất nước đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19. Nghị quyết 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là một trong những chính sách an sinh được Chính phủ ban hành kỳ vọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch, phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định lao động, việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động.
Đại hội lần thứ 13 của Đảng xác định rõ phương thức lãnh đạo của Đảng bằng việc nêu gương và đặt ra yêu cầu rất cao về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo và người đứng đầu các cấp; cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kết hợp với phát huy vai trò giám sát của báo chí và nhân dân đối với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Điều này đặt ra những yêu cầu cao hơn về trách nhiệm tự giác nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng các cấp ủy Đảng.
Chuyển đổi số – Vắc xin của doanh nghiệp trong thời Covid-19.- Triển khai Nghị quyết 68 của Chính phủ tạo động lực giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất và phát triển.- Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đảm bảo cung ứng hàng hóa.
Thực hiện hỗ trợ chính sách cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch covid 19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, đến thời điểm này, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức chi hỗ trợ cho hơn 105 ngàn người/tổng số hơn 123 ngàn đối tượng với số tiền gần 84 tỷ đồng.
Đến thời điểm này, các huyện, thị xã, thành phố ở tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành hỗ trợ gần 40 ngàn lao động tự do bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 với tổng số tiền gần 70 tỷ đồng. Hiện, nhiều nơi trong tỉnh đang giãn cách xã hội nhưng các địa phương bằng nhiều cách làm đã kịp thời hỗ trợ người dân.
Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 268 về việc cho phép Chính phủ ban hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; cùng với Nghị quyết 30/2021/QH15 trước đó của Quốc hội là những văn bản tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 86 về một số giải pháp cấp bách trong phòng chống dịch Covid 19; điều này thể hiện sự ủng hộ đồng hành của Quốc hội với Chính phủ. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp chưa được luật quy định hoặc khác với quy định trong các luật, pháp lệnh hiện hành, áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch…Các quy định này là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Điều này cũng hứa hẹn về một nhiệm kỳ Quốc hội hành động, đổi mới, chủ động thích ứng, linh hoạt, hiệu quả, bám sát thực tiễn cuộc sống vì lợi ích tối thượng của quốc gia và dân tộc. Đây cũng là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị.
Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống COVID-19, trong đó áp dụng một số nội dung khác với quy định của luật. Đây là việc cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội về quyết nghị cho Chính phủ có cơ chế đặc thù, quyết sách kịp thời trong phòng chống dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay. Là nghị quyết tổng hợp nhất của Chính phủ về phòng, chống COVID-19, Nghị quyết 86 đã đề cập nhiều vấn đề, từ công tác tổ chức, các hoạt động chuyên môn, kinh phí… đến cơ chế hoạt động, phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Nghị quyết đã mở đường, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương chủ động các biện pháp chống dịch. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28-7-2021 đến hết ngày 31-12-2022.
Đang phát
Live