Theo BHXH Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, tất cả quy trình nộp hồ sơ, nhận hỗ trợ... theo Nghị quyết 68 được hướng dẫn chi tiết trên tinh thần đơn giản hóa tối đa các thủ tục với phương châm thông thoáng nhất để người lao động và sử dụng lao động tiếp cận chính sách dễ dàng nhất nhưng vẫn đúng luật.
Những lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, những lao động phải nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên của cả nước bắt đầu chi trả cho đối tượng này. Đây được xem là nguồn tiếp sức kịp thời để doanh nghiệp phục hồi sản xuất và giúp người lao động yên tâm làm việc.
Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 68 của Chính phủ, Quảng Ninh đã yêu cầu các sở ngành lên kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ hiệu quả người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Văn phòng Chủ tịch nước công bố Quyết định về đặc xá năm 2021 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.- Chính phủ ban hành Nghị quyết về 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với tổng số tiền khoảng 26 nghìn tỷ đồng.- Quảng Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.- Ngày 2/7/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Hành trình 45 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực, phát huy truyền thống sáng tạo, kiên cường, đổi mới để xứng đáng với niềm vinh dự đó.- Nguy cơ xung đột giữa Nga và Nato gia tăng, khi 2 bên đều thực hiện hàng loạt cuộc tập trận tại Biển Đen.- 130 quốc gia tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ra tuyên bố ủng hộ một khung thuế quốc tế.
Sáng nay, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức hội nghị Nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng bộ Khối nhiệm kỳ 2020-2025, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng. Hội nghị được trực tuyến tại 252 điểm cầu tại các đảng ủy trực thuộc.
Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 23/06 đã họp thông qua Nghị quyết “Sự cần thiết phải chấm dứt cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba” với kết quả 184 phiếu thuận, 2 phiếu chống và 3 phiếu trắng.
Ngày 12/6, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành NGHỊ QUYẾT 02 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Với mục tiêu tổng quát là xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đài TNVN lược trích những nội dung quan trọng của Nghị quyết:
Việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của đảng viên có vai trò quan trọng nhằm thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng. Vậy nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đến chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt nghị quyết nên có biểu hiện khoán “trắng” cho cơ quan tuyên giáo; công tác phối hợp giữa các lực lượng trong tuyên truyền, giới thiệu nghị quyết chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Việc cán bộ, đảng viên có nhận thức lơ là hoặc sai lệch về tầm quan trọng của việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị dễ dẫn đến tất yếu lười học, ngại học, học đối phó.
Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược đó là “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển- trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đột phá về nhân lực và hạ tầng, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vậy làm gì để thực hiện tốt khâu đột phá về thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đang phát
Live