Hiện nay xuất hiện nhiều chiêu lừa đảo mới rất tinh vi nhắm đến những người dùng tài khoản ngân hàng trên mạng. Các đối tương lợi dụng quyền trợ năng (Accessibility) xâm nhập vào điện thoại, kiểm soát được thao tác trên điện thoại của người dùng. Có trường hợp đã bị lừa mất hàng trăm, hàng chục tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng. Vậy giải pháp nào để bảo vệ người dân trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng hiện nay?
Nhiều hình thức lừa đảo mới liên quan tài khoản ngân hàng cần cảnh giác và có giải pháp đảm bảo an toàn. Đó là nội dung các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo “Bảo vệ tài khoản ngân hàng trước nguy cơ lừa đảo trực tuyến gia tăng” do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo có đại diện Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin Truyền thông, cùng các chuyên gia công nghệ, an ninh mạng và các ngân hàng thương mại.
Gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nhân chuyến công tác dự phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa họp 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và hoạt động tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, kiều bào là nhân tố quan trọng đóng góp cho quá trình phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.- Tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, thao túng, sân sau trong hoạt động ngân hàng.- Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam diễn ra vào ngày mai được kỳ vọng sẽ kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.- Các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Hà Nội tưởng niệm và quyên góp ủng hộ nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân.- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO đưa ra kế hoạch phòng thủ chung, có thể triển khai tới 3 triệu 500 nghìn binh sỹ.- Ủy ban châu Âu (EC) kêu gọi Ba Lan, Hungari và Slovakia có cách giải quyết mang tính xây dựng đối với ngũ cốc Ucraina.
Cải cách thể chế để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư phát triển- Ngành thuế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thuế nhanh cho doanh nghiệp- Trưởng ấp “vá đường” ở Bình Dương- Những gian nan, trắc trở trong kế hoạch gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ngày 14/9, đã tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4%, mức cao nhất kể từ khi định chế tài chính này được thành lập vào năm 1999, trong nỗ lực đưa mức lạm phát về mức 2%.
Từ nay đến cuối năm, dự kiến còn khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng cần được giải ngân để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra là 14%. Chưa bao giờ ngành ngân hàng lại rơi vào tình trạng dư thừa tiền như hiện tại. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cho rằng khó tiếp cận vốn ngân hàng. Nguyên nhân do ngân hàng hạn chế cho vay hay doanh nghiệp không muốn vay? Cần những giải pháp gì để tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiếp được nguồn vốn tín dụng mà vẫn đảm bảo được an toàn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng dư thừa tiền do sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn đang khá yếu.- Đề xuất thành lập Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng có quy mô 20.000 ha
Những điểm mới của thông tư 32 là gì? Trường hợp nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiên để kiểm tra?- Quân y Bộ đội Biên phòng Quảng Nam chăm lo sức khỏe người dân vùng biên giới Việt - Lào- Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 của Australia với những nỗ lực “xích lại” gần ASEAN- Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng kế hoạch giảm lãi suất vay- Đà Nẵng tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công- Phiên chứng khoán tuần trước VN-Index tiếp tục có xu hướng giảm
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Bộ GTVT tăng tốc giải ngân 46.000 tỷ đồng từ nay đến cuối năm- Ngân hàng tích cực mua lại trái phiếu trước hạn- Thị trường bất động sản sẽ hồi phục vào năm 2024
Đang phát
Live