
Sau gần một tháng cao điểm phòng chống Covid 19, dịch bệnh tại Bắc Giang cơ bản đã được kiểm soát. Từ những ngày có số ca mắc kỷ lục 375 ca vào tuần cuối tháng 5, 10 ngày trở lại đây, số ca mắc mới đã giảm và chủ yếu trong các khu cách ly, phong tỏa. Ngày 11/6, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cùng nhiều chuyên gia đầu ngành đã rút khỏi Bắc Giang sau những ngày tháng cam go nơi tuyến đầu chống dịch. Và điều ý nghĩa hơn cả là rất nhiều những kinh nghiệm, những kỹ năng phòng chống dịch đã được chuyển giao để Bắc Giang chủ động, tự tin cam kết kiểm soát dịch bệnh trong vòng 14 ngày tới.
Một trong những chủ đề chính trong ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh đó là thảo luận chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc. Đáng chú ý tại hội nghị là các nhà lãnh đạo G7 ủng hộ kế hoạch toàn cầu mới trị giá 40 nghìn tỷ đôla Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Bước đi này được cho là nhằm cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn bị phương Tây chỉ trích là "ngoại giao bẫy nợ".
Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất là nguồn sống của nhân loại và của mọi sinh vật khác trên trái đất. Ngoài ra, đại dương còn là chìa khóa cho nền kinh tế với khoảng 40 triệu người đang làm việc trong các ngành công nghiệp đại dương vào năm 2030. Với 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, con người đang lấy từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung. Để bảo vệ và gìn giữ đại dương, chúng ta phải tạo ra một cân bằng mới, bắt nguồn từ những nghiên cứu thực sự về mối liên hệ giữa đại dương và loài người. Chúng ta phải xây dựng một kết nối tổng thế với đại dương, đổi mới nhờ những bài học từ quá khứ. Nhân dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06), và Ngày Đại dương thế giới 2021 (08/06), Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Đại dương: Cuộc sống và Sinh kế”. Do những diễn biến hức tạp của tình hình dịch bệnh nên các vị khách mời hôm nay sẽ tham gia qua điện thoại.
Báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019 cho thấy, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất đã có sự thay đổi, 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi. Suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các hệ sinh thái cạn, khoảng từ hơn 200 đến hơn 500 tỉ đô la Mỹ từ sản lượng cây trồng toàn cầu hàng năm đối mặt với rủi ro cao do mất nguồn hỗ trợ cho thụ phấn. Trong khi đó, sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3,2 tỉ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất các loài và dịch vụ hệ sinh thái. Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỉ đô la Mỹ giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỉ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển. Chính vì vai trò quan trọng của hệ sinh thái nên Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/06) là: Phục hồi hệ sinh thái. Vậy Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Và Việt Nam cần phải làm gì để phục hồi hệ sinh thái. Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay.
Để tiếp cận nước sạch trở thành thượng quyền của trẻ em.- Mua ngay và trả sau ở Trung Đông.- Công viên vừa khai trương ở thành phố NewYork của Mỹ.
Kỷ niệm 110 năm, ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày nay.- Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 sẽ chính thức ra mắt tối nay tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.- Sau quy định cách ly 21 ngày với người về/đến từ TPHCM gây phản ứng, UBND tỉnh Đồng Nai đã nới lỏng một số quy định.- Bộ Kế hoạch – Đầu tư quyết định bãi bỏ 58 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam.- Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tiến tới thỏa thuận về thuế doanh nghiệp toàn cầu.- Nhân Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi huy động "nỗ lực chưa từng có để chữa lành Trái Đất".
Mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm gia tăng, 3 mối đe dọa nghiêm trọng nhất về môi trường mà thế giới đang phải đối mặt. Với việc phát động “Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái”, Ngày môi trường thế giới năm nay là cơ hội để Liên hợp quốc huy động "nỗ lực chưa từng có giúp chữa lành Trái Đất ".
Không mất tiền đổ nhiên liệu, không cần “mỏi mắt” tìm chỗ đậu xe, lại thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe và hơn hết là an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, xe đạp đang trở thành xu hướng đi lại “hot” nhất hiện nay. Nhân Ngày quốc tế xe đạp 03/06, Liên hợp quốc đặc biệt nhấn mạnh những giá trị linh hoạt và bền vững của việc đạp xe, một phương tiện giao thông bền vững, giá cả phải chăng, sạch và thân thiện với môi trường.
- Đi tìm dấu vết Sao La - Việt Nam chủ động bước vào 'thập kỷ phục hồi hệ sinh thái' - Giải đáp câu hỏi môi trường
- TPHCM hướng ra biển để phát triển kinh tế - Bảo vệ đại dương và phát triển bền vững sinh kế biển Việt Nam - Vốn tín dụng chính sách giúp người dân tránh tái nghèo giữa dịch bệnh Covid-19
Đang phát
Live