Vốn đầu tư nước ngoài FDI không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân, mà còn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó, việc Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước
- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ kỷ niệm 135 năm Ngày quốc tế lao động, phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động.- 4 tháng đầu năm nay, cả nước xuất siêu 1 tỷ 900 triệu USD.- Dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại các quốc gia láng giềng, các địa phương đang tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19, tạm dừng tổ chức các lễ hội nhân dịp 30/4-1/5.- Nhật Bản thông qua thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với tổng kim ngạch xuất khẩu là 5 nghìn 200 tỷ USD.- Ngày thứ 6 liên tiếp lập kỷ lục ca mắc mới Covid-19, Ấn Độ phải áp dụng Đạo luật Quản lý Thảm họa năm 2005 đối với mặt hàng oxy lỏng trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung phục vụ y tế.
Cùng với những điểm nóng tại Trung Đông, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia châu Á, câu chuyện tàu vũ trụ Crew Dragon Endeavour của Công ty hàng không vũ trụ SpaceX (Mỹ) mang theo 4 phi hành gia đã ghép nối thành công với Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hâm nóng dư luận. “Nóng” là bởi đây là bước đi mới nhất trong cuộc đua nhằm đưa người lên Mặt trăng lần đầu tiên trong thế kỷ 21. Bên cạnh chinh phục và thám hiểm Mặt trăng, Sao Hỏa cũng nằm trong “tầm ngắm” của cuộc chạy đua khám phá vũ trụ đầy gay cấn, với 3 “tay đua” đang dẫn đầu lúc này là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nói cách khác, sự kiện này chỉ là một mốc đánh dấu sự cạnh tranh gay gắt đang diễn ra giữa các cường quốc.
Có diện tích mặt nước hồ, ao, sông, suối lớn, mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đều xảy ra hàng chục vụ trẻ em thiệt mạng do đuối nước. Để hạn chế thấp nhất các vụ đuối nước có thể xảy ra trong mùa hè này, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đang tích cực trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong trường học.
Do ảnh hưởng của thời tiết và dòng chảy từ thượng nguồn cùng tác động của thủy triều, những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, đã xảy ra tình trạng mặn xâm nhập, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hiện đã vào cuối mùa khô, nhìn tổng thể, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong cả mùa khô 2021 tại ĐBSCL chỉ xảy ra cục bộ, tuy nhiên, bài toán chủ động quản lý nguồn tài nguyên nước vẫn là vấn đề đặt ra về lâu dài để phát triển ĐBSCL một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Dự báo tín dụng tăng trưởng mạnh từ quí 2.- Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu sở giao dịch, chi nhánh các địa phương cân đối tỉ lệ cơ cấu các loại mệnh giá tiền đưa ra lưu thông.- Diễn biến thị trường chứng khoán.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội với nhiều nội dung quan trọng. Sự kiện đặc biệt thu hút dư luận trong bối cảnh, nước Nga đang đứng trước hàng loạt thách thức chưa từng có về nhiều mặt, như đại dịch Covid-19, nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, căng thẳng Nga - Ucraina... Vậy người đứng đầu nước Nga muốn truyền đi thông điệp gì qua thông điệp liên bang mới nhất? Đâu là tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga trong giai đoạn hiện nay?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an và là hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kể từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ. Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
- ĐBSCL là vùng đất trù phú, có tiềm năng, lợi thế rất lớn về sản xuất nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra 3 tác động cực đoan rất lớn về an ninh nguồn nước đối với khu vực này. Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Đặc biệt tình trạng này đang trong giai đoạn cao điểm khi ĐBSCL bắt đầu bước vào mùa khô. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước tại ĐBSCL cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi và TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.
Đang phát
Live