- Khuyến nông đồng hành với nông dân: + Nông sản tăng giá, dịch bệnh được kiểm soát, nông dân Đà Lạt tích cực khôi phục sản xuất. +Hà Nội đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp + Phát triển giống rau mới của Hàn Quốc trong vụ Thu Đông - Luật thủy sản 2017 tác động tích cực đến hoạt động khai thác của ngư dân góp phần tháo gỡ thẻ vàng - Phỏng vấn Đại tá Nguyễn Quốc Toản, Bí thư Đảng ủy Hải đoàn 128, Quân Cảng Sài gòn về tuyên truyền pháp luật biển để ngư dân vươn khơi an toàn. - Bảo vệ đàn gia cầm bằng giải pháp chăn nuôi liên kết
Dịch Covid-19 và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là các biện pháp giãn cách xã hội tại nhiều địa phương đã ảnh hưởng nghiêm trọng mọi mặt đời sống, sản xuất, dịch vụ của cả nước suốt nhiều tháng qua. Tuy nhiên, trong bức tranh ảm đạm đó đã xuất hiện những điểm sáng: xuất siêu đã quay trở lại trong tháng 9 với giá trị 500 triệu đô la Mỹ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp. Điều đáng nói là đóng góp vào thành tích này, nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản có mức tăng trưởng ấn tượng với 2 con số là 10,8%.
Đại dịch covid19 đã và đang gây nhiều tác động lớn tới mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, mặc dù được xem là bệ đỡ kinh tế, tuy nhiên, lại là ngành dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhất bởi thiên tai, dịch bệnh, nhất là những khu vực, vùng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Chuyển đổi tư duy kinh tế nông nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết để phát triển bền vững. Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định phát triển ngành nông nghiệp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Theo đó, xác định 3 yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông thôn thông minh. Đặc biệt, đối với nông nghiệp, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi giá trị ngành hàng và giá trị gia tăng đột biến hơn so với giá trị gia tăng từ tăng cao sản lượng. Đặc biệt, đưa ứng dụng công nghiệp cao, chú trọng sơ chế, bảo quản, đóng bao bì và thương mại điện tử cho lĩnh vực nông sản, từ đó tạo ra cú hích cho sản xuất nông nghiệp. Để chuyển đổi nền nông nghiệp từ sản lượng sang chất lượng, có tư duy mạnh lạc, mang tầm rộng lớn, đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, lâu dài... đáp ứng những hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại quốc tế thì cần phải thay đổi rất nhiều. Vậy “Để Chuyển đổi tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp bền vững” chúng ta cần phải làm gì? Đâu là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa vấn đề? Khách mời chương trình: 1. Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục Trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Ông: Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia Nông nghiệp.
- Bắc Ninh: Điểm mặt 97 cơ sở giấy xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở "làng giấy Phong Khê" - Tăng chế tài xử phạt đối với các vi phạm trên đất nông nghiệp - Thiết kế sáng tạo trong lĩnh vực làm sạch đại dương
- Tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản các tỉnh phía Nam sau giãn cách- Chuyển đổi số nông nghiệp, ghi danh bản đồ nông sản quốc tế- Tìm hiểu biển đảo Việt Nam: Nghề câu mực khơi ở Núi Thành, Quảng Nam
- Chuyên mục Vươn khơi bám biển: + Ninh Thuận phát triển nông nghiệp xa bờ + Phỏng vấn ông Đài Văn Hiển Cảng cá Hòn Rớ mở cửa trở lại - Câu hỏi 46-50 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam.
-Thay đổi thói quen chăn nuôi để phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tại Phú Thọ - Hợp tác xã Vân Đài: Xây dựng cánh đồng sen theo chuỗi giá trị - Phỏng vấn: PGS-TS Đặng Văn Đông - Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu rau quả: Sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa.
Tại hội nghị trực tuyến về thực trạng và giải pháp quản lý sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra sáng 27/8, các đại biểu cho rằng, cần đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các bên tham gia trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, quản lý vùng trồng hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Đổi kỷ vật lấy nhịp thở - chương trình thiện nguyện đầy ý nghĩa.- Hàng loạt tài khoản Facebook Việt bị khóa sau một đêm - những “giới hạn của phép tắc cộng đồng”.
Gần đây, lĩnh vực nông nghiệp cũng đã thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp vừa đầu tư vào nông nghiệp, như tập đoàn Vingroup, MaSan, Himlam, Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, Pan group… Với sự đầu tư ứng dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại doanh nghiệp nông nghiệp được coi là một trong những lực lượng dẫn dắt các chuỗi giá trị nông nghiệp và tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao là điều tất yếu. Vậy để đáp ứng yêu cầu của xã hội thì cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp như thế nào? Khách mời: Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Điền - Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm, thuộc Đại học Thái Nguyên.
Đang phát
Live