Hiện nay, Bình Dương có hàng trăm khu nhà tự phát xây dựng trên đất nông nghiệp. Mặc dù chính quyền địa phương vào cuộc, tổ chức cưỡng chế nhiều công trình xây dựng sai phạm nhưng tình trạng này vẫn cứ diễn ra. Để siết chặt quản lí, ngăn chặn tình trạng xây dựng trên đất nông nghiệp, địa phương này đang tăng cường kiểm tra, giám sát, đồng thời khuyến cáo người dân không mua nhà vi bằng, giấy viết tay để tránh hệ lụy.
Truy xuất nguồn gốc là một trong 8 vấn đề chuyển đổi số nông nghiệp. Để số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản rất cần sự tham gia từ các cơ quan quản lý nhà nước tới doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Tuy nhiên không chỉ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nông dân đang gặp khó mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải giải quyết không ít khó khăn.
Sáng nay (28/2) tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn trực tuyến “Thúc đẩy số hóa trong truy xuất nguồn gốc nông sản - thực phẩm” do Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Nông nghiệp được xác định là lợi thế, nền tảng bền vững của quốc gia, nông thôn là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng. Do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực thời gian tới phải theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường để nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp gắn với giải quyết việc làm.
Sáng nay (22/2) tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai “Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp phải đổi mới tư duy từ những hành động nhỏ.
"Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển động mạnh mẽ bằng việc cụ thể hóa các Đề án, kế hoạch chuyển đổi số từ phía Bộ NN-PTNT và các địa phương" là nhận định tại cuộc họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp diễn ra sáng nay (20/2) tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2030 đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thông qua các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng vào tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức hơn 50%. Theo đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hỗ trợ xây dựng và phát triển được ít nhất 200 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và phát triển từ 50 đến 100 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái nông nghiệp. Để chuẩn bị cho mục tiêu này, các Trường Đại học đang đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp như thế nào? - Khách mời: PGS TS Nguyễn Viết Hưng - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Hạn mặn ở ĐBSCL - Đâu là giải pháp cho vùng trọng điểm phát triển?- Kinh tế châu Âu thoát suy thoát, liệu có phục hồi khả quan?- Cảnh báo người dân cẩn trọng khi mua gói súp Hảo Hảo tôm chua cay.- Quảng Ngãi: Tái cơ cấu nông nghiệp, nâng tầm giá trị nông sản.
Lâu nay, vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chưa được giải quyết căn cơ. Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai nhiều giải pháp, dần tháo gỡ nút thắt, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, ổn định tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển bền vững.
Vụ xuân năm nay, Bắc Kạn có kế hoạch gieo trồng hơn 17 ngàn ha cây lương thực có hạt. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới có khoảng 20% diện tích được làm đất, chuẩn bị xuống giống.
Đang phát
Live