Hải sâm cát là một trong những loài hải sâm quý hiếm nhất trên thế giới, với giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao trong số khoảng 1.700 loài hải sâm. Giá thành hải sâm cát có thể lên tới 200-400 USD/kg. Nhưng cũng chính vì quý hiếm, hải sâm cát từ lâu đã bị đánh bắt cạn kiệt, được Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) của Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách đỏ mức độ nguy cấp cần được bảo vệ. Đáng nói, hải sâm cát còn là một trong những mắt xích quan trọng cuối cùng của vòng tuần hoàn tự nhiên của hệ sinh thái biển, khi thức ăn của hải sâm là mùn hữu cơ và chất thải của nhiều loài sinh vật khác. Chẳng thế mà người ta còn bảo, hải sâm là chiếc máy lọc biển tuyệt vời! Không để hải sâm cát chịu cảnh tận diệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sĩ thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản miền Trung, thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 (RIA 3) đã dành hơn 20 năm để tìm tòi nghiên cứu, giúp hải sâm cát “thoát hiểm”. Trải qua bao gian truân, có những lúc tưởng rằng đã buông xuôi, nhưng rồi, anh đã trở thành chuyên gia ươm nuôi hải sâm hàng đầu thế giới!
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, việc ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Qua đó, việc truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thương mại điện tử đang từng bước giúp cho các sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao…
- Tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi gia cầm- Tạo cơ chế để khoa học phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp- Xã Đông Hưng, Lục Nam, Bắc Giang về đích nông thôn mới nâng cao
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, trong suốt 30 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đồng hành và sát cánh cùng ngành nông nghiệp Việt Nam. Con số 243 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô Úc đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Australia dành cho Việt Nam. Đây cũng là những thành tựu ý nghĩa nhân dịp hai nước Việt Nam - Australia kỷ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Dưới chân dãy Trường Sơn, nơi đồng bào Vân Kiều sinh sống bao đời chật vật lo cái ăn cái mặc bỗng vang lên tiếng máy cày làm đất cho vụ gieo trồng mới. Máy móc cơ giới dần dần đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp đồng bào giảm bớt công sức, thời gian lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Làm nông nghiệp bây giờ không còn quá nặng nhọc, lại đạt năng suất cao khiến bà con hăng say lao động hơn, cải thiện cuốc sống làm ra nhiều của cải và chiến thắng đói nghèo, lạc hậu.
Khuyến khích sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng nông sản để thay thế hàng nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Lào nhằm giải quyết thách thức lớn nhất hiện nay với nền kinh tế: lạm phát. Hướng đi của Lào được cho là phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi tình trạng lạm phát tăng vọt tại nhiều quốc gia trên thế giới đều có nguyên nhân rất lớn từ giá lương thực, thực phẩm tăng. Tuy nhiên, với một nền kinh tế mà hàng hóa vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, Lào đang phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể thực hiện chiến lược chuyển đổi này.
Trước tình trạng nhiều diện tích đất nông nghiệp bị biến tướng, sử dụng sai mục đích trên địa bàn, thành phố Hà Nội yêu cầu các cấp ngành liên quan, địa phương rà soát, chấn chỉnh.
- Nhiều hồ lớn khô cạn, Điện Biên lên phương án tích nước sớm. - Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch lở mồm long móng trên gia súc. - Chăm sóc thủy sản trong thời tiết nắng nóng. - Chimi Farm - mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch. - Ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm.
Chỉ học hết lớp 7 nhưng một nông dân ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương lại chế tạo thành công nhiều cỗ máy nông nghiệp bán khắp thế giới. Đó là ông Phạm Văn Hát - người được nhân dân trong vùng gọi là phù thủy chế tạo máy. Bằng đam mê sáng tạo của mình, ông đã cho ra đời trên 40 loại máy phục vụ lĩnh vực nông - lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những sản phẩm ông Hát chế tạo có giá bán chỉ bằng 1/3-1/10 sản phẩm cùng loại của các nước nhưng hiệu quả theo lời khách hàng là cao và hoàn toàn khác biệt.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV đã xác định nhiệm vụ đột phá là “tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản trị và sản xuất“. Với mục tiêu này, địa phương đã thu hút được các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào sản xuất. Từ đó tạo ra các sản phẩm OCOP chủ lực, cũng như thương hiệu các mặt hàng nông sản trên thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đang phát
Live