Hôm nay (18/08), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh “lịch sử” với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumyo và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021. Đây cũng là cuộc gặp ba bên trực tiếp giữa nguyên thủ ba nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mà không phải bên lề một sự kiện nào đó. Phát biểu tại cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken cho biết, Wasinton tin tưởng hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra hôm nay, sẽ đánh dấu “thời đại mới” trong quan hệ hợp tác ba bên. Việc ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường hợp tác, nhất là xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an ninh sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực và thế giới? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.
Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ Nasdaq đã mở đầu phiên giao dịch buổi sáng ngày 15/8 với sự kiện hãng ô tô VinFast của Việt Nam niêm yết cổ phiếu của mình. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp trong nước niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Mỹ.
Tâm điểm dư luận thế giới trong tuần là Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Mỹ - Nhật - Hàn lần đầu tiên được tổ chức độc lập mà không phải là sự kiện bên lề một hội nghị quốc tế nào.Tại sự kiện mang tính lịch sử này, dự kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ thảo luận và thành lập khuôn khổ quan trọng về hợp tác an ninh giữa ba nước.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ khởi động một loạt sáng kiến chung về công nghệ và quốc phòng khi các nhà lãnh đạo 3 nước tập trung tại Trại David vào thứ Sáu (18/8) tuần này. Hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ dẫn đến việc thiết lập một "khuôn khổ chính" cho hợp tác an ninh 3 bên. Đây cũng sẽ là hội nghị thượng đỉnh độc lập đầu tiên được tổ chức giữa nguyên thủ 3 nước.
Ngày 12/8, Thống đốc NHTƯ Iran thông báo, Hàn Quốc đã dỡ bỏ phong tỏa số tiền gần 7 tỷ đôla Mỹ của Iran, sau khi nước này đạt được thỏa thuận trao đổi tù nhân với Mỹ. Số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản của Iran tại 6 ngân hàng ở Ca-ta và sẽ được sử dụng để mua các mặt hàng không nằm trong diện trừng phạt. Biên tập viên Đình Nam thông tin:
Mỹ vừa công bố lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghệ Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong các nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến. Đáp lại động thái này, Trung Quốc sẽ tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ. Vậy, động thái này của Mỹ sẽ tác động ra sao tới những nỗ lực song phương nhằm khôi phục đối thoại cấp cao Mỹ-Trung vốn đã rơi vào ngưng trệ từ đầu năm nay?
Sáng nay (12/8), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên lần thứ 28.
Chiều 11/8/2023, Bộ Công Thương tổ chức toạ đàm trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, EU và các chuyên gia ngành dệt may, thực phẩm chế biến và nguyên liệu tự nhiên… Toạ đàm khởi đầu cho chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế (Viet Nam International Sourcing 2023) diễn ra từ ngày 13 đến 15/9/2023 tại TP Hồ Chí Minh. PV Nguyên Long thông tin:
Mỹ vừa công bố lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghệ Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong loạt hành động của chính phủ của Tổng thống Mỹ Giâu Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến. Trong một động thái đáp trả mới nhất, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Giâu Bai-đừn vừa ký, nói rằng Bắc Kinh có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả. Động thái này của Mỹ tác động ra sao tới những nỗ lực song phương nhằm khôi phục đối thoại cấp cao Mỹ-Trung vốn đã rơi vào ngưng trệ từ đầu năm nay.
Thương mại điện tử xuyên biên giới là thị trường “số” rộng lớn, tạo cơ hội cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực, ngành hàng. Tuy nhiên, để giao thương thành công trên những nền tảng có nhiều khách hàng khó tính như Amazone, các nhà sản xuất, phân phối Việt Nam phải hội đủ nhiều yếu tố, ngoài chất lượng sản phẩm. Thông tin này được khẳng định tại Hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới: cơ hội cho ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ và dệt may Việt Nam" do Cục Thương mại điện tử và kinh tế số Bộ Công thương phối hợp cùng Amazone tổ chức sáng nay (10/8), tại Hà Nội
Đang phát
Live