- Làm thế nào để nhận diện và loại bỏ những người có biểu hiện “thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh” vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII?- Căng thẳng Mỹ-Trung liệu có dẫn tới cuộc chiến tranh lạnh mới?- Vị tướng về hưu vận động xây hơn 1.000 căn nhà nghĩa tình cho đồng đội.- Gia Lai: Quái trận cò “bìa đỏ” - Vay vốn bủa vây các thôn làng.- Australia chế tạo năng lượng từ sóng thủy triều.
Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông… Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Quan hệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục gia tăng căng thẳng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc liên quan đến nguồn gốc virus Sars-CoV-2 hay dọa áp thuế... Đáp lại, Trung Quốc cũng chỉ trích nặng nề các cáo buộc của Mỹ nhằm vào nước này. Trước loạt diễn biến mới của hai bên, giới quan sát cảnh báo, một giai đoạn mới của cuộc xung đột Mỹ - Trung đang dần rõ nét trên mọi lĩnh vực.
Giới quan sát cảnh báo, một giai đoạn mới của cuộc xung đột Mỹ - Trung đang dần rõ nét, khi Mỹ đang phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 1929-1930. Để có những phân tích về những động thái mới nhất của các bên, cũng như mức độ căng thẳng lần này, BTV Phương Hoa trao đổi với TS. Lộc Thị Thủy, Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
- Các nhà khoa học nước ta nỗ lực tìm cách phát triển nhanh vaccine phòng chống bệnh Covid-19. Vắc-xin bước đầu thử nghiệm trên chuột, song để thương mại hóa còn cần nhiều bước và phối hợp các bên.- Học sinh một số cấp học trên cả nước trở lại trường sau thời gian nghỉ dài chống dịch, tuân thủ nghiêm các yêu cầu kiểm soát y tế.- Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản đến Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ương phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên Biển Đông.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum.- Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hai nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và bị cáo Phan Văn Anh Vũ cùng đồng phạm trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng.- Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ấn Độ bắt đầu đợt phong tỏa toàn quốc giai đoạn 3 nhằm khống chế đại dịch. Trong khi, Nhật Bản quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp tới hết tháng này.- Quan hệ Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nắm trong tay những bằng chứng cho thấy virus Sars-CoV-2 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
- Hôm nay, hàng triệu học sinh trong cả nước đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ học phòng chống dịch COVID-19. Công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho học sinh được các trường đặt ưu tiên cao nhất.- Bước sang ngày thứ 18 Việt Nam không có ca lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng.- Xác định nguy cơ từ các trường hợp nhập cảnh cao hơn trong giai đoạn này, TP.HCM sẽ xét nghiệm COVID-19 4 lần thay vì 2 lần như trước đây.- Quan hệ Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang căng thẳng với các cáo buộc lẫn nhau về nguồn gốc dịch COVID-19.- Các nước châu Âu bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, phục hồi dần các hoạt động kinh tế xã hội và du lịch.
Những tranh cãi về nguồn gốc virus Sars-CoV-2 đã đẩy quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lên căng thẳng. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đe dọa sẽ áp thuế mới với Trung Quốc như một biện pháp trả đũa, sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc đã che giấu thông tin về virus Sars-CoV-2, khiến đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Những động thái này cho thấy cuộc khủng hoảng dịch bệnh tiếp tục “phủ bóng đen” lên quan hệ Mỹ- Trung vốn đã cạnh tranh gay gắt. Bình luận về những sóng gió mới giữa hai cường quốc này, biên tập viên Thu Hà có bài viết.
- 17 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Kết quả này là tiền đề quan trọng để cả nước bước sang giai đoạn mới - giai đoạn thực hiện nhiệm vụ kép khi vừa ngăn chặn dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.- Hàng trăm nghìn hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng và lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã nhận được tiền hỗ trợ.- Hà Nội quyết định cho xe buýt hoạt động bình thường trở lại từ ngày mai. Các đơn vị tham gia vận tải hành khách công cộng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.- Thủ tướng Anh quyết định đặt tên con trai mới sinh mang tên hai bác sỹ đã trực tiếp chữa trị Covid-19 cho ông. Đây được xem là sự cảm ơn chân thành của nhà lãnh đạo Anh dành cho những người đã cứu sống mình.- Sau khi Nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện trước công chúng tại buổi lễ cắt băng khánh thành Nhà máy phân đạm ở Sunchon, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông “có thể” sẽ đối thoại với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tuần này.- Bình luận: “Quan hệ Mỹ - Trung: Giọt nước tràn ly sau đại dịch Covid-19”.
- Hôm nay, Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị mới trong phòng chống dịch.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ kiểm tra thông quan hàng hóa nông sản ở một số cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.- Cả nước có gần 8 triệu người khuyết tật và đa phần trong số họ đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19, cần sự sẻ chia, giúp đỡ.- Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ cho dù quốc này đang ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức kỉ lục. Trong khi đó, Trung Quốc quyết định thông qua các chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để phục hồi nền kinh tế.- Bình luận: “Tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2020 cần thận trọng và công bằng”.
Đang phát
Live