Sự kiện chính trị được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm trong tuần là cuộc đối thoại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Sau hai ngày nhóm họp tại Alaska (Mỹ), đối thoại Mỹ-Trung đã kết thúc trong chỉ trích và bất đồng mà không có một tuyên bố chung nào được đưa ra. Kết quả này dự báo cạnh tranh địa chính trị Mỹ-Trung sẽ tiếp diễn căng thẳng trong thời gian tới.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Alaska, Mỹ, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Sau nhiều dự đoán, phân tích mối quan hệ Mỹ - Trung kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức, đây là sự kiện đầu tiên hé lộ cách tiếp cận trên thực tế của cả hai bên trong mối quan hệ được cho là có ảnh hưởng lớn nhất trong các trục ngoại giao quốc tế. Là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao nên cả Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra thận trọng, đồng thời dự liệu sẽ không có bất kỳ thỏa thuận lớn nào có thể đạt được sau cuộc gặp tại Alaska. Nói cách khác, đây sẽ chỉ là bước khởi đầu để hai bên thăm dò lẫn nhau về khả năng điều chỉnh mối quan hệ song phương vốn đang chạm đáy. Cuộc trao đổi giữa BTV Thúy Ngọc với phóng viên Phạm Huân, Thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bích Thuận, Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Trung Quốc phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hiệp thương: Cuộc sát hạch gạn đục khơi trong.- Thỏa thuận hợp tác trong quản lý xăng dầu giữa Tổng cục Quản lý thị trường và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.- Cuộc gặp Mỹ - Trung đầu tiên: Ném đá dò đường.- Thị trường bất động sản xuất hiện làn sóng các nhà đầu tư mới.- Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua COVID-19.- Nhiều khó khăn trong công tác quản lý, vận hành lưới truyền tải điện quốc gia khu vực miền núi phía Bắc.- Thái Lan huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện người mắc COVID-19.
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.- Đã giới thiệu 205 người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 ở Trung ương. Đến nay, cả nước có 77 người nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội ở 24 tỉnh, thành phố.- Bộ Nội vụ trả lời việc xử lý những sai phạm tại Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.- Tiếp xúc cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc chưa tạo được bước ngoặt.- Dự báo kinh tế thế giới năm nay tăng trưởng 4,7%.
Hôm nay (18/3), các quan chức ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc và Mỹ gặp trực tiếp đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, tại bang Alaska. Dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan sẽ hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì. Trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang bị cuốn vào đối đầu địa chính trị căng thẳng, với mâu thuẫn tồn tại trong rất nhiều vấn đề, từ Hong Kong, cuộc chiến thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ, hay tình hình Đài Loan, nhân quyền tại Tân Cương, cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc là sự kiện quan trọng, là cơ hội để hai bên tăng cường sự hiểu biết, kiểm soát bất đồng, thúc đẩy quan hệ Mỹ - Trung quay trở lại quỹ đạo đúng đắn.
Cách tính tuổi của công dân để ghi tên vào danh sách cử tri và những quy định của pháp luật về việc xác định 1 người có quốc tịch Việt Nam.- Loạn thương hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2019.- Mỹ - Trung có hàn gắn quan hệ sau cuộc gặp ở Alaska?
Một trong những bước đi đầu tiên trong nỗ lực giải quyết bài toán “lỗ hổng” về chuỗi cung ứng, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm đẩy nhanh việc hợp tác với các đồng minh để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các sản phẩm quan trọng. Sắc lệnh hành pháp này không nhằm mục tiêu vào hàng hóa nhập khẩu từ bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng giới quan sát quốc tế cho rằng đây là nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, giúp bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tình trạng thiếu hụt các nguyên vật liệu nhập khẩu quan trọng trong tương lai. Bước đi này của chính quyền Tổng thống Joe Biden được đánh giá ra sao, kế hoạch tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của Mỹ liệu có khả thi? Những nội dung này sẽ được đề cập trong cuộc trao đổi sau đây giữa BTV Thanh Huyền và PV Huy Hoàng – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Trong định hướng phát triển thập kỷ tới, Liên minh châu Âu (EU) không chỉ hướng tới tự chủ về chính trị mà còn cả kinh tế. Điều này có thể thấy rõ trong chiến lược thương mại mới vừa được Ủy ban châu Âu công bố. Tài liệu có tên gọi “Tự chủ chiến lược rộng mở”, được xem là một cách để đối phó với các thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, chủ nghĩa đơn phương và hậu quả kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. So với chiến lược năm 2019, bản chiến lược mới được Ủy ban châu Âu (EC) công bố hôm 18/2 mang tính chất truyền đi thông điệp về lập trường rõ ràng hơn của liên minh này trong vấn đề thương mại.
Mặt trận ngoại giao tại khu vực châu Âu lại trở nên sôi động trong những ngày đầu tháng 2 này. Sau cuộc thảo luận chuyên sâu lần đầu tiên của của tân Ngoại trưởng Mỹ với những người đồng cấp của Pháp, Đức, Anh, mới đây, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại EU cũng tham gia Hội nghị trực tuyến với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Trong Hội nghị này, ông Vương Nghị kêu gọi EU hành động "độc lập và tự chủ", chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ đối đầu với Bắc Kinh bằng "sự cạnh tranh gay gắt". Những diễn biến này khiến người ta liên tưởng đến tam giác quan hệ chiến lược Mỹ - Trung Quốc – EU thời gian tới và đặt một câu hỏi, liệu Châu Âu sẽ cân bằng mối quan hệ với đồng minh Mỹ và đối tác Trung Quốc như thế nào? Để làm rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp , theo dõi khu vực Tây Âu:
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021.- Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2020 - sự kiện lớn nhất trong năm dành cho các doanh nghiệp công nghệ số khai mạc sáng nay và chuyển đi thông điệp "Make in Vietnam để Việt Nam hùng cường thịnh vượng".- Tại hội nghị trực tuyến tăng cường phòng chống dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lo ngại về sự biến chủng của virus SARS CoV2 đã được ghi nhận tại Anh và đề nghị không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.- Quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng liên quan đến lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc cảnh báo sẽ có đòn đáp trả đối với doanh nghiệp công nghệ Mỹ.- Pháp mở cửa biên giới trở lại với Anh, sau gần 2 ngày đóng cửa biên giới để kiểm soát chủng mới của virus SARS CoV2 gây dịch Covid-19.
Đang phát
Live