- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho ý kiến về Luật Cư trú, một trong những chính sách lớn của dự án Luật là thay đổi phương thức quản lý cư trú, bỏ các quy định về Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình, cá nhân. Nội dung này nhận được nhiều ý kiến khác nhau.- Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN, nhằm thúc đẩy các sáng kiến của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN và chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN diễn ra ngày 15/5 này.- Đợt giảm giá điện đầu tiên được thực hiện trên toàn quốc với hơn 28 triệu khách hàng, tổng số tiền hỗ trợ từ việc giảm giá điện ước tính gần 11.000 tỷ đồng.- Liên minh Châu Âu (EU) kêu gọi các nước sẵn sàng cho tình huống một làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại khu vực này.- Nhiều công ty rời khỏi Trung Quốc - Các quốc gia khu vực trải thảm đón các nhà đầu tư.
- Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến - Giảm tiêu cực, người dân hưởng lợi.- Đàm phán giảm giá máy xét nghiệm Covid 19 - liệu có được miễn trừ trách nhiệm?
Tại kỳ họp 44, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, giải quyết tố cáo đối với ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh Ủy và ông Trần Ngọc Căng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi. Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: Hai ông Lê Viết Chữ và Trần Ngọc Căng đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, dự án đầu tư và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét kỷ luật. Thực tế cho thấy, trong thời gian dài, tại tỉnh Quảng Ngãi, nhiều cán bộ, đảng viên bất bình về công tác cán bộ ở địa phương này. PV Đài TNVN thường trú khu vực miền Trung đã gặp gỡ một số cán bộ đương chức và nghỉ hưu tại Quảng Ngãi tìm hiểu những dấu hiệu bất thường trong công tác cán bộ ở tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua:
KHÔNG GỬI KỊCH BẢN
- Chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chuẩn bị cho Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp vào ngày 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu hiến kế các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch.- Chính thức bỏ giãn cách hành khách trên các phương tiện vận tải hành khách từ 0 giờ đêm nay.- Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ cháy tại Khu công nghiệp Phú Thị, huyện Gia Lâm làm 3 người thiệt mạng.- Indonesia bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng gần đây trên Biển Đông, kêu gọi các bên tôn trọng tự do hàng hải quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.- Anh trở thành nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Âu và cao thứ hai thế giới sau Mỹ.
Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Sau kỳ họp, cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý dự thảo Luật. Tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn của Dự án Luật, nhiều đại biểu đề nghị, cần cụ thể hóa chính sách của Nhà nước cho thanh niên.
- Làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục nhấn mạnh “bàn tiến chứ không bàn lùi” trong thực hiện mục tiêu “kép” và yêu cầu thành phố Hải Phòng phải là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.- Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo Kỳ họp thứ 44, trong đó, đề nghị khai trừ khỏi Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Xem xét kỷ luật Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi.- Công ty TNHH một thành viên Vaccine và sinh phẩm số 1 ( Bộ y tế) bước đầu thành công trong việc nghiên cứu dự tuyển vaccine Covid-19 và tiêm thử nghiệm trên chuột.- Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể tăng nhiệt trở lại, sau khi xảy ra nổ súng tại Khu phi quân sự liên Triều.- Trang thương mại điện tử lớn nhất Indonesia điều tra vụ rò rỉ dữ liệu người dùng.
Từ ngày 1/12/2015 đến 30/6/2019, cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em, với hơn 8.700 trẻ bị xâm hại, trong đó trẻ em nam là gần 1.700 người, trẻ em nữ là hơn 7.000 người. Trẻ em chịu nhiều hình thức xâm hại như xâm hại tình dục, bạo lực, mua bán, bắt cóc… Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018. Những con số được xem là chưa phản ánh khách quan tình hình thực tế nhưng cũng thể hiện những đòi hỏi về công tác quản lý nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường.- Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn với thế và lực mới cao hơn nhiều của đất nước; nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nhiều chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để “biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp”. Nhóm phóng viên Hồ Điệp – Minh Hoa phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, người đã nhấn mạnh tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động xấu đến hòa bình ổn định khu vực, nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền như hiện nay,
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)