- Australia hỗ trợ giảm thất thoát, lãng phí thực phẩm ngành cá tra ở lưu vực sông Mekong - Tổ chức Di cư quốc tế tăng cường hỗ trợ Việt Nam bảo vệ người lao động di cư - Bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam đối với kiều bào
Nhật Bản hiện là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều người. Số lượng người Việt Nam sang Nhật Bản du học và làm việc ngày càng tăng. Hiện Việt Nam là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 nước tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản. Tuy nhiên, người lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này vẫn phải chịu mức phí khá cao. Bài viết “Giảm gánh nặng chi phí cho lao động Việt Nam sang Nhật Bản” của phóng viên Hà Nam đề cập nội dung này:
Tính đến hết tháng 7/2023, số người tham gia BHXH đạt khoảng 36,8% lực lượng lao động trong độ tuổi; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt hơn 30% lực lượng lao động; số người tham gia BHYT đạt 92,3% dân số.
Ở biên giới xa xôi huyện Mường Lát tỉnh Thanh Hoá – nơi mà lâu nay người dân chỉ biết đi nương, làm rẫy, đang mọc lên những ngôi nhà cao tầng khang trang, nhiều gia đình từ nghèo khó trở nên khá giả. Ước tính mỗi năm tại huyện “nghèo nhất nước” này có khoảng 80 tỷ đồng được chuyển về từ nước ngoài – làm thay đổi cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới xa xôi.
Làm thế nào để chấn chỉnh lạm thu đầu năm học, tránh “đến hẹn lại lên”?- Hàng trăm tình nguyện viên đã tới Scotland, để săn thủy quái Nessie hồ Loch Ness, đánh dấu cuộc săn lùng lớn nhất trong 50 năm trở lại đây.- Với nhiều sản phẩm địa phương đặc sắc, hội chợ vùng đồng bào thiểu số đang diễn ra tại Lào Cai hứa hẹn mang đến niềm vui cho những du khách ghé qua.
Với mong muốn cải tạo vườn tạp để tăng thêm nguồn nhập, ông Lê Quang Dễ (ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) thử nghiệm trồng giống dừa Bến Tre trên đất phèn mặn. Mỗi năm, mô hình trồng dừa giúp gia đình ông có thu nhập hơn 200 triệu đồng.
Quá trình triển khai các Chương trình phi lợi nhuận đưa người lao động tại các địa phương đi làm việc ở nước ngoài của Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã tạo được phong trào, thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người lao động. Tuy nhiên, người lao động tại các tỉnh, thành phố phía Nam tham gia chương trình chỉ chiếm 10% trong tổng số lao động đi của cả nước, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Thúc đẩy đưa người lao động các địa phương phía Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua Chương trình phi lợi nhuận” diễn ra sáng nay tại thành phố Cần Thơ. Sự kiện do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức, với sự tham dự của đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm nhiều tỉnh, thành phố phía Nam.
Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay có những nội dung chính sau: - Ngành tư pháp Việt Nam: 78 năm xây dựng và phát triển - Chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định là 1 trong các chế độ thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị tai nạn lao động được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động. Những quy định pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động đã và đang được hoàn thiện và thực hiện như thế nào?
Nhờ sự chuyển giao khoa học- kỹ thuật của ngành chuyên môn, gần đây nông dân vùng cù lao Tân Phú Đông(tỉnh Tiền Giang) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu và cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt mô hình trồng hoa màu trên vùng đất nhiễm phèn mặn đã giúp người dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Đang phát
Live